Chính sách về thuế không còn khó và được bảo vệ

Với 80 game tự sản xuất và đang được các đối tác phát hành trên toàn cầu, Topebox là một trong những studio game hiếm hoi có trụ sở công ty đặt tại Việt Nam.

{keywords}

Ông Thái Thanh Liêm, CEO topebox - Ảnh do nhân vật cung cấp

Ông Thái Thanh Liêm, CEO Topebox cho biết, một trong những khó khăn khiến các studio game Việt Nam trước đây đều đặt trụ sở ở nước ngoài liên quan đến chính sách về giấy phép và thuế.

Theo ông, Việt Nam nằm top đầu về sản xuất và phát hành game Casual và Hyper Casual trên toàn cầu, tuy nhiên nếu công ty đặt ở trong nước sẽ phải xin giấy phép phát hành cho các game này. Mà chính sách xin phép hiện nay lại quá nhiêu khê, khi thủ tục phức tạp và thời gian xin phép cũng dài.

“Với những game đơn giản thuộc thể loại Casual và Hyper Casual, vòng đời game thường ngắn, khoảng 3 tháng, chính vì thế khi làm thủ tục xin phép, giấy phép chưa ra thì có khi game đã đóng cửa rồi. Đây là vấn đề khó khăn mà các studio gặp phải hiện nay, khiến họ chọn phương án ra nước ngoài và lập công ty phát hành toàn cầu”, ông Liêm chia sẻ. 

Riêng vấn đề về thuế, ông Liêm cho biết, đây là vấn đề không quá phức tạp như trước đây. Chỉ cần doanh nghiệp được hướng dẫn và hiểu về chính sách là có thể để giải quyết được vấn đề. Điển hình Topebox đặt trụ sở ở Việt Nam từ trước đến nay thực hiện vấn đề thuế rất dễ dàng.

“Nghĩa vụ thuế các studio nên thực hiện để thể hiện trách nhiệm với xã hội, tại Topebox các nhân viên luôn được công ty truyền đạt về việc này, để họ cố gắng và cống hiến cho đất nước. Các studio không nên ngại vấn đề này khi đặt trụ sở ở trong nước, Topebox vẫn hoạt động bình thường trong bao năm qua không gặp vấn đề khó khăn nào”, ông Liêm chia sẻ.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc đặt studio ở nước ngoài như Singapore nhằm tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư, tuy nhiên ông Liêm cho rằng điều này hoàn toàn không chính xác, bởi môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay rất cởi mở và các nhà đầu tư quốc tế đã “xuống tiền” rất nhiều trong thời gian qua. Thậm chí, giờ người ta thích đầu tư vào Việt Nam hơn cả ở Singapore.

Ngoài ra, theo CEO Topebox, việc đặt studio game trong nước cũng giúp các công ty được bảo vệ tốt hơn, nhất là vấn đề bản quyền và các vấn đề liên quan đến luật pháp. Bởi ở trên thế giới sẽ có rất nhiều điều luật khác nhau rất phức tạp mà doanh nghiệp không hiểu hết, sẽ gặp khó khăn khi có kiện tụng hay tranh chấp. Riêng ở Việt Nam mọi việc được hỗ trợ rất nhanh chóng, đặc biệt là về vấn đề bản quyền, chỉ cần doanh nghiệp chứng minh được đây là sản phẩm do mình sở hữu là sẽ được pháp luật giải quyết nhanh chóng.

Cần có những ưu đãi để trở về

Theo ông Nguyễn Tuấn Huy, Giám đốc Hiker Games, để các studio game Việt Nam trở về đặt trụ sở trong nước thì cần có những ưu đãi, mới hi vọng họ thay đổi cách nhìn. 

{keywords}

Galaxy Attack, một trong những game có lượt tải và doanh thu top đầu thế giới của Onesoft - Ảnh: Google Play

Ông cho rằng, giấy phép vẫn là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp đang sản xuất và phát hành game trong nước. Bởi nó gây rất nhiều phiền hà ở thủ tục và thời gian xin cấp phép, nhất là ở khâu làm hồ sơ đầy nhiêu khê.

Thuế trong nước không phải là vấn đề lớn, nhưng có một vấn đề, việc thu thuế do doanh thu đến từ nước ngoài đang là cản trở lớn nhất cho các doanh nghiệp sản xuất và phát hành game toàn cầu.

“Với doanh thu đến từ nước ngoài các studio hiện nay bị đánh đồng với doanh thu đến từ Facebook và Google, nghĩa là phải thêm 5% thuế giá trị gia tăng, ngoài ra sẽ mất thêm 5% thuế nhà thầu nữa. Như vậy nếu đặt trụ sở tại Việt Nam các studio mất đến 10% thuế mà biên lợi nhuận ở thị trường quốc tế thường không cao, điều này là không hợp lí. Bởi đã làm game phát hành toàn cầu gây tiếng vang và tạo vị thế cho Việt Nam, đáng lẽ cần được khuyến khích, thế nhưng đây lại bị đánh thêm thuế”, ông Huy chia sẻ.

Đồng quan điểm, ông Đào Quang Tuấn, Giám đốc khối kinh doanh của Funtap cũng cho rằng, nhà nước cần có những chính sách ưu đãi hợp lý, như về thuế và truyền thông một cách rõ ràng về các chính sách, cũng như ưu đãi, thì các studio hàng đầu hiện nay như Amanotes hay Onesoft xác suất họ trở về thị trường trong nước là hoàn toàn có thể xảy ra.

Bởi thực tế với các chính sách ưu đãi, các công ty này dễ vươn lên thành startup tỷ đô là rất cao và họ về Việt Nam làm ăn lâu dài sẽ sinh ra nhiều công ty mới, điển hình như VNG hiện nay, rất nhiều người từ công ty này đi ra đã lập ra các công ty khác, bên cạnh game còn có công nghệ và tạo nên một hệ sinh thái công nghệ phát triển ở Việt Nam. 

Theo ông Tuấn, sự trở về của các studio lớn cũng sẽ giúp Việt Nam đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành game. Bên cạnh đó, vấn đề về vốn cũng sẽ được giải quyết, khi hiện nay môi trường đầu tư ở trong nước đang thu hút được rất nhiều quỹ đầu tư lớn cả trong nước và quốc tế.

Chẳng hạn như Funtap cũng có quỹ đầu tư, và từ một nhà phát hành game đơn thuần công ty đang chủ động giảm các game nhập khẩu, đi đầu tư vào các studio sản xuất game để tồn tại. Bởi, không thể phụ thuộc hoàn toàn vào game Trung Quốc được, nếu như họ thay đổi chính sách thì doanh nghiệp phát hành trong nước sẽ gặp khó khăn. Và nếu nhà nước có chính sách hợp lý ngay cả các doanh nghiệp lớn khác cũng đầu tư chứ không riêng gì Funtap.

Lê Mỹ

 

Tựa game biến người chơi thành mèo hút khách

Tựa game biến người chơi thành mèo hút khách

Chỉ sau vài ngày ra mắt, Stray, tựa game giúp người chơi hóa thân thành mèo đã nhanh chóng lọt top trò chơi được yêu thích nhất trên Steam.