Trong suốt một thập kỷ qua, kể từ khi những tựa game “Make in Việt Nam” xuất hiện lần đầu, có không ít cái tên vẫn còn để lại dư âm với đông đảo người chơi trong nước và trên thế giới. Trong đó có thể kể đến Thuận Thiên Kiếm (MMORPG), 7754 (FPS), Flappy Bird (Game Mobile)…

{keywords}

Các game Console nói chung vẫn là thể loại được nhiều người chơi tại Việt Nam yêu thích

Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn còn ít, thậm chí có thể nói là chưa có tựa game nào thuộc thể loại PC/Xbox/Console được sản xuất bởi đội ngũ lập trình nước nhà. Trên thực tế, PC/Xbox/Console là thể loại game nhận được nhiều sự quan tâm của người chơi trong nước trên các nền tảng như Steam, Epic Games Store, Origin, Uplay…Vậy tại sao thể loại game nhiều tiềm năng này lại không được các nhà phát triển Việt Nam hướng đến?

“Về cơ bản thì làm game cho PC/Xbox/Console sẽ tốn kém hơn cho mobile rất nhiều, cả về chi phí phát triển lẫn marketing. Cụ thể ở Việt Nam, thì khoảng cách giữa 2 mảng game đó càng cách xa hơn nữa”, một trưởng nhóm dự án game chia sẻ với ICTNews.

Phát triển game PC/Xbox/Console không dễ 

Ngoài ra, do các lập trình viên người Việt không quen thuộc với nội dung cũng như cách chơi trên của game trên console, nên để tìm được designer nội địa đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết không phải là điều dễ dàng. Đây là vấn đề về Mindset (mô thức tư duy), rất khó để thay đổi trong thời gian ngắn hạn, anh này cho biết thêm.

Theo chia sẻ của nhiều nhóm thiết kế, một trong những khó khăn đầu tiên khi chuyển hướng sang phát triển sản phẩm PC/Xbox/Console là xây dựng kịch bản cốt truyện cho game. Rất nhiều dự án đã phải ngưng lại ở ngay giai đoạn này. Không giống với các game mobile thường chú trọng phần mở đầu, dẫn dắt vai trò cho người chơi tự xây dựng nhân vật theo hướng tùy thích, nhiều khi các game này đã đóng cửa nhưng giai đoạn cập nhật nội dung mới chỉ được một phần.

Các game mobile dạng này thường chú trọng về phần theme (chủ đề), trong khi PC/Xbox/Console phải chi tiết về plot (cốt truyện). Pilot của game PC/Xbox/Console đòi hỏi có phần mở đầu, phần cao trào, phần twist (tạo nên các yếu tố bất ngờ nhất) và phần kết thúc. Đây chính là nội dung tạo nên sức cuốn hút cho các tựa game PC/Xbox/Console, tạo thành sự khác biệt trong lối chơi và là yếu tố để giữ chân game thủ.

Không những vậy, do ảnh hưởng của thói quen người làm game, sự khác biệt ở thể loại PC/Xbox/Console là khả năng tương tác với tay cầm. Thiết bị này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều tính năng trong thiết kế, đòi hỏi lập trình viên phải có sự trau dồi và hầu hết các tư tưởng quen thuộc cho game mobile hay game thuần PC sẽ phải thay đổi.

Bên cạnh đó, game PC/Xbox/Console cũng đòi hỏi sự hoàn thiện cao hơn so với game mobile ở cả góc độ người chơi lẫn các Store. Các kho ứng dụng như App Store hay Google Play có thể duyệt lên những tựa game chứa đầy lỗi, thậm chí không thể hoạt động được, chỉ cần không vi phạm các chính sách nền tảng. Ngược lại, các nền tảng PC/Xbox/Console đòi hỏi sự kiểm duyệt gắt gao về chất lượng đối với các game được gửi lên.

Về phía người dùng cũng vậy, “họ sẽ cân nhắc tải về (hoặc mua) sau khi đã tìm hiểu thật kỹ lưỡng cả nội dung, hình ảnh, lối chơi cũng như tính hoàn thiện của các tựa game này. Đây là một thử thách khiến các nhà phát triển trong nước chùn chân khi muốn chuyển định hướng”, anh H.T, chuyên viên R&D của một studio tại Tp HCM nhận định.

Khó về marketing

Game trên PC/Console không có quảng cáo nên cách kiếm tiền chủ yếu là bán game, hoặc làm game miễn phí nhưng sẽ bán đồ trong game (In-game purchases). Và để thuyết phục người chơi bỏ tiền mua game, các nhà phát hành cũng dành nguồn đầu tư không nhỏ cho công đoạn marketing.

“Tiền là một phần, đầu tư vào kênh nào lại là một chuyện khác. Với game miễn phí thì chỉ cần cho người chơi nhìn thấy, nếu họ hơi thích thì họ cũng sẽ tải (vì chẳng mất gì), nên chủ yếu chỉ cần chạy quảng cáo những video ngắn trên Facebook. Còn game PC/Console cần phải đầu tư content sáng tạo hơn, tiếp cận game tới những reviewer uy tín, xây dựng cộng đồng”, anh Hà Luận, một nhà phát triển game độc lập tại Hà Nội nói với phóng viên ICTNews.

Anh Hà Luận cũng tiết lộ đang tự phát triển một game PC/Xbox/Console được coi là đầu tiên của Việt nam có tên gọi Beat Stickman: Beyond, hiện game đã được phê duyệt trên Steam. Được biết, đây là một indie game do anh tự phát triển một mình, từ các công đoạn lên kịch bản, thiết kế, lập trình và upload lên Store.

“Mình hi vọng dự án này có thể mở ra hướng đi mới cho các nhà phát triển trong nước, ở lĩnh vực còn nhiều tiềm năng và cả thử thách đi kèm”. Hà Luận không tiết lộ về chi phí cụ thể, bao gồm cả kinh phí marketing và đẩy Store, nhưng con số này chắc chắn không nhỏ đối với một nhà phát triển game đơn lẻ.

{keywords}

Khó về tìm hướng đi

Lợi thế của thể loại game mobile khi các nhà phát triển có thể nhanh chóng đẩy lên kho ứng dụng và kiểm tra các chỉ số khả quan với chi phí thấp. Còn game PC/Xbox/Console, các nhà phát triển sẽ phải mất tối thiểu 100 USD (khoảng 2,3 triệu đồng) và phải chờ ít nhất 2 tuần để người chơi có thể mua được. Họ cũng khó có đủ cơ sở dữ liệu để đánh giá mức độ khả quan của sản phẩm. 

Kết hợp với chi phí sản xuất cao, có thể nói rủi ro luôn đồng hành với các nhà phát triển khi quyết định thử sức ở dòng game cho PC/Xbox/Console. Đây là bài toán khó giải để các nhà phát triển trong nước mở rộng lĩnh vực, thể loại nhằm tìm ra hướng đi đúng và phù hợp. Nhất là khi xu hướng PC/Xbox/Console được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2021, cộng với tác động của dịch bệnh vẫn tiếp tục ảnh hưởng rộng khắp như hiện nay.

Phong Vũ

Các giải đấu eSports Việt không bị gián đoạn vì Covid-19

Các giải đấu eSports Việt không bị gián đoạn vì Covid-19

Cuối tuần qua người hâm mộ eSports vẫn được thưởng thức các trận đấu đỉnh cao ở những giải đấu khác nhau.