Thành công của Axie Infinity đã tạo ra tiền đề để vô số các dự án game blockchain Việt chào sân trong khoảng vài tháng đã qua. Đây được xem là cơ hội để các studio nội định hình lại thị trường và định hướng cách chi tiêu của người Việt, vốn có xu hướng chi đậm cho game ngoại trong nhiều năm qua. 

Theo báo cáo của App Annie năm 2020, Việt Nam là thị trường có tốc độ tăng trưởng chi tiêu cao thứ hai khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Philippines. Cụ thể, tăng trưởng lượt tải ở Việt Nam chỉ là 10% nhưng tăng trưởng chi tiêu đã lên tới con số 50%, chiếm tỷ lệ tương ứng là 22% và 10% tổng dung lượng ở thị trường Đông Nam Á.

{keywords}
Axie Infinity đang làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt về game.

Tổng dung lượng này của Việt Nam vẫn còn sau các nước như Indonesia hay Thái Lan. Tuy nhiên, trong Top 10 nhà phát hành game lớn ở khu vực, Việt Nam hiện đóng góp tới năm đại diện lần lượt là Amanotes (thứ nhất), OneSoft (thứ hai), Gamejam (thứ tư), VNG (thứ tám) và Arrasol (thứ 10).

Kết quả này phản ánh một thực tế là các nhà phát triển nội thường có xu hướng đưa game xuất ngoại, tấn công thị trường quốc tế (go global). Trong đó, thành công của Axie Infinity thời gian gần đây là minh chứng rõ rệt nhất, kéo theo đó là sự ra đời của một loạt các dự án game blockchain Việt Nam như My DeFi Pet, Faraland, CryptoZoon, MeebMaster… 

Game blockchain có thể giúp đưa trí tuệ Việt ra sân chơi toàn cầu, nhưng thị trường nội địa vẫn là cuộc chơi của các game ngoại. Thống kê của App Annie cho thấy game thủ Việt năm 2020 đã bỏ ra hơn 1,5 tỷ giờ chơi cho các thể loại MOBA như Liên Quân, Tốc Chiến. Nhiều thứ nhì là thể loại đấu trường sinh tồn (battle royale) như Free Fire, PUBG Mobile với gần 700 triệu giờ chơi.

{keywords}
Tuy vậy thị trường game Việt Nam vẫn bị thống trị bởi các game ngoại.

Dù vậy, thể loại xếp hình/giải đố lại có tăng trưởng lượt tải nhiều nhất, tăng 235% so với năm 2019, theo sau là thể loại đua xe/tự chạy với tăng trưởng 65%. Ở hạng mục chi tiêu, thể loại cờ bạc trực tuyến (hybrid casino) đã tăng tới 575%, xếp sau là hành động nhập vai với tỷ lệ tăng trưởng đạt 115% so với năm 2019. 

Dù vậy, giới chuyên môn kỳ vọng sẽ có nhiều thay đổi trong năm 2021 khi trào lưu chơi game kiếm tiền (play to earn) lan rộng và việc có thêm nhiều dự án game blockchain Việt, sẽ phần nào làm thay đổi nhận thức và thói quen chi tiêu của game thủ. 

Báo cáo của App Annie được thực hiện dựa trên tổng hợp số liệu ở cả Android và iOS với dữ liệu từ 68 triệu người dùng smartphone ở Việt Nam, trong đó chiếm 57% là game thủ. 

Phương Nguyễn

Cơ hội nào cho ngành công nghiệp game Việt Nam vươn ra thế giới?

Cơ hội nào cho ngành công nghiệp game Việt Nam vươn ra thế giới?

Nhiều ngành nghề được thúc đẩy phát triển trong kỷ nguyên chuyển đổi số giữa mùa Covid-19, nhưng ngành game của Việt Nam vẫn đang đứng ngoài cuộc chơi này.