Game engine đã không còn là khái niệm lạ lẫm với thế giới game hiện đại. Trong khi một số studio tự tạo ra các game engine in-house (cây nhà lá vườn) để sử dụng và tùy biến cho một thể loại nhất định, phần lớn các nhà phát triển sẽ chọn một trong số những game engine phổ biến nhất sau đây để tạo ra trò chơi điện tử.

Unreal Engine

Ra đời từ năm 1998, Unreal Engine cũng chính là lịch sử của ngành công nghiệp game, xương sống tạo ra những series bom tấn như Gears of War, Mass Effect, Bioshock hay Batman: Arkham. 

Năm 2015, Epic quyết định cho miễn phí tải về Unreal Engine để hỗ trợ các studio khởi nghiệp. Công ty này cũng có những chính sách ưu đãi như chỉ lấy một nửa hoa hồng 5% trên doanh thu nếu doanh thu dưới 1 triệu USD. Tiếp tục giảm một nửa hoa hồng nếu game phát hành trên Epic Games Store.

{keywords}

Điều khiến cho việc sử dụng Unreal Engine làm game trở nên dễ dàng chính là những tài sản (assets) có sẵn trên chợ này. Để dễ hình dung, assets là tập hợp của môi trường, cây cối, nhà cửa, động vật hay người đã được tạo sẵn và chỉ việc mua về để sử dụng, giống như mua một căn chung cư đã có sẵn nội thất và chỉ việc ở. 

Việc của nhà phát triển sau đó chỉ là thêm vào các kịch bản, xây dựng trí tuệ nhân tạo (AI) để thích ứng với những kịch bản xảy ra đó. 

Hiện tại, Unreal Engine chỉ tập trung hỗ trợ các nền tảng console next-gen hoặc PC high-end với những công nghệ mới nhất như thực tế ảo (VR) hay thực tế ảo tăng cường (AR). Vì thế, bộ engine này thường được các ông lớn sử dụng trong các dự án game bắn súng hoặc hành động có ngân sách hàng chục triệu USD. 

Unity Engine

Ra đời sau nhưng Unity rất biết cách tận dụng lợi thế gọn nhẹ của mình để tấn công thị trường ngách, những nơi mà Unreal không với tới. Đó là khả năng hỗ trợ thiết kế game 2D, 2,5D, 3D ở đủ mọi thể loại cho các nền tảng từ web, TV đến thiết bị VR, console đời mới nhất. 

{keywords}

Lợi thế này giúp Unity chiếm lĩnh được một nửa thị phần PC và console, có trong một nửa Top 1.000 game hàng đầu trên App Store và Play Store. Trung bình, các nhà phát triển đã dùng Unity để sản xuất ra 8.000 game mỗi tháng trong sáu tháng đầu năm 2020, theo báo cáo mới đây của Unity.

Những tính năng cụ thể của Unity đó chính là tương thích với web mà không yêu cầu cài thêm plug-ins, tính toán trên đám mây thời gian thực, sơ đồ vật thể, hiệu ứng vật lý Havok… Cũng như Unreal, Unity miễn phí cho người dùng cá nhân và có một chợ bán các assets có sẵn.

CryEngine

Đây là engine trứ danh từng tạo nên bom tấn Crysis năm nào. Tuy nhiên, ban đầu bộ engine này lại được sử dụng cho Far Cry ra mắt năm 2004. 

Sau đó, để khoe khả năng của CryEngine 2, nhà phát triển Crytek quyết định làm ra Crysis với 1 triệu dòng code, 1GB dữ liệu vân bề mặt, 85.000 vật thể, những con số khủng khiếp vào thời điểm năm 2007.

{keywords}

Đến nay, CryEngine vẫn là bộ công cụ tập trung rất mạnh vào hiệu ứng ánh sáng thời gian thực, hiệu ứng hạt để tạo nên những đám cháy như thật… Mặc dù không quá phổ biến so với hai ông lớn Unity và Unreal, CryEngine vẫn có một thị trường riêng nơi nó tạo được vị thế của một engine sát thủ phần cứng.

Đáng chú ý, năm 2015, Crytek đã cho phép Amazon sử dụng CryEngine để tùy biến nên bộ engine của riêng hãng này mang tên Lumberyard. Đến năm 2018, CryEngine mới chuyển sang mô hình miễn phí tải về và thu phí 5% bản quyền. 

RPG Maker

Không hề hầm hố nhưng RPG Maker lại là bộ công cụ thân quen nhất với lập trình viên Việt. Công cụ này được tạo ra bởi một nhà phát triển của Nhật Bản với mục đích chính là tạo ra các game nhập vai thuần 2D.

{keywords}

Bởi vì đây là công cụ để làm game nhập vai theo lượt, RPG Maker được sử dụng nhiều nhất ở Nhật Bản trước khi hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Anh vào năm 2000. Tất nhiên, công cụ này chỉ hỗ trợ làm game ở mức độ đơn giản đến mức một người không biết gì về lập trình cũng có thể sử dụng được với chi phí bỏ ra rất thấp.

GameMaker

Một bộ công cụ đơn giản nhưng phổ biến nữa là GameMaker, cho phép người không biết gì về lập trình cũng có thể làm những game ‘nhỏ nhưng có võ’.

{keywords}

Tuy nhiên khác biệt là GameMaker có thể hỗ trợ làm những game từ 8-pixel đơn giản cho đến phức tạp hơn nhờ một thư viện rộng lớn có nhiều đối tượng (object) có thể dễ dàng kéo & thả.

Ngoài ra, chi phí để sử dụng bộ công cụ này là tương đối thấp, chỉ từ 39 USD/12 tháng với 1 tháng dùng thử miễn phí.

Phương Nguyễn (tổng hợp)

Biến máy chơi game đồ cổ thành máy ảnh chụp chân dung

Biến máy chơi game đồ cổ thành máy ảnh chụp chân dung

Những người yêu thích vọc vạch có thể thử làm một chiếc máy ảnh chụp chân dung từ chiếc Game Boy đời cổ.