1. DũngCT

{keywords}
DũngCT từng ẩn giấu khuôn mặt thật trong suốt một thời gian dài

Ngày nay, DũngCT đã xây dựng được một hệ thống các cửa hàng mang thương hiệu của riêng mình cùng những hợp đồng quảng cáo béo bở và có một cộng đồng fan trung thành gọi là các CTer. DũngCT tên thật là Nguyễn Anh Dũng (sinh năm 1988) ở Hà Nội. Anh là người đi tiên phong trong trào lưu livestream PS4, nhờ đó gây dựng được tên tuổi của mình qua kênh Trực Tiếp Game vào khoảng năm 2016. Thời điểm đó, DũngCT vẫn chỉ là một nhân viên cấp trưởng phòng ở một công ty công nghệ tại Hà Nội với thu nhập không quá 20 triệu đồng/tháng.

Theo nguồn tin riêng, DũngCT cũng có một bản hợp đồng livestream không kém hot streamer Linh Ngọc Đàm là bao, người từng hé lộ mình được nhận mức lương không dưới 20.000 USD/tháng (khoảng 460 triệu đồng) hồi năm 2018. 

2. Baroibeo

{keywords}
Baroibeo (phải) trong một sự kiện game tổ chức ở Las Vegas hồi năm 2019. Bên cạnh là tuyển thủ nổi tiếng Optimus.

Baroibeo tức Phan Tấn Trung (sinh năm 1989) ở Đồng Tháp, xuất phát điểm là một tuyển thủ đi đường trên của Liên Minh Huyền Thoại. Thi đấu không quá nổi bật, Baroibeo đã mau chóng giải nghệ để chuyển sang con đường làm HLV chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, con đường làm HLV của Baroibeo cũng sớm kết thúc vào năm 2018 khi đội tuyển mà anh dẫn dắt không gặt hái được nhiều thành công. Từ đây, Baroibeo quyết định giải nghệ làm streamer toàn thời gian và lập ra tổ chức chuyên streamer của riêng mình. 

Kể từ đó, Baroibeo được gọi với nhiều biệt danh khác nhau như thầy giáo Ba, Ba gà, Teacher Three và có một cộng đồng fan trung thành tự nhận mình là học trò thầy Ba.

Cũng hoạt động trên cùng một nền tảng livestream với DũngCT và Linh Ngọc Đàm, ước tính chỉ riêng khoản thu nhập trên nền tảng này của Baroibeo cũng không hề kém cạnh. Bởi hiện tại, cái tên thầy Ba được xem là streamer số 1 của Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam. 

3. AS Mobile

{keywords}
AS Mobile (thứ hai từ trái sang) vừa là streamer, kiêm ông chủ đội tuyển Heavy

AS Mobile tên thật là Nguyễn Hữu Sang (sinh năm 1996) ở Vũng Tàu. Là người hoạt động YouTube từ rất sớm, tuy nhiên kênh AS Mobile chỉ thu về có vỏn vẹn 2 triệu đồng trong khoảng từ năm 2014 đến năm 2018.

Bước ngoặt chỉ đến khi Free Fire được phát hành ở Việt Nam, Sang mau chóng làm quen với tựa game này và vươn mình trở thành streamer số 1 của Lửa chùa.

Thời điểm hiện tại, kênh AS Mobile đã có 4,5 triệu subscribe với ước tính thu nhập ít nhất 20.000 USD/tháng, theo SocialBlade. AS Mobile cũng là đồng nghiệp với Baroibeo hay DũngCT trên nền tảng livestream ngoài.

Ngoài ra, AS Mobile còn sở hữu đội tuyển Heavy thi đấu ở giải Đấu Trường Sinh Tồn (Free Fire) và Đấu Trường Danh Vọng (Liên Quân Mobile). Ở giải mùa hè vừa qua, đội Free Fire của AS Mobile đã giành ngôi Á quân và nhận về số tiền thưởng 200 triệu đồng.

4. Độ Mixi

{keywords}
Độ Mixi có rất nhiều phát ngôn gây cười, vì thế anh còn được các fan đặt biệt danh là Hứa Thanh Độ

Ông hoàng của làng livestream, streamer tự thân giàu có nhất Việt Nam hiện nay, không ai khác ngoài Độ Mixi, tức Phùng Thanh Độ (sinh năm 1989). 

Độ Tày chiếm được cảm tình của người xem nhờ phong cách nói chuyện cuốn hút, thẳng thắn bất kể chơi game hay trò chuyện với fan. Xuất phát điểm cũng chỉ là một chàng hướng dẫn viên du lịch, Độ Phùng bén duyên với PUBG nhờ bà mối PewPew ‘se duyên’ hồi năm 2017. 

Kể từ đó, cái tên MixiGaming và Độ Phùng lên như diều gặp gió. Ở video mới nhất, Độ Mixi vừa khoe hoàn thiện xong căn nhà chục tỷ 7 tầng tọa lạc ở cửa ngõ đi vào trung tâm thành phố Hà Nội.

Nhờ đó, Độ Mixi đã phá kỷ lục người xem livestream cùng lúc lên tới con số 242.000 ở buổi trực tiếp hồi giữa tháng 8. Đây được xem là con số kỷ lục của giới streamer Việt Nam, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế số 1 của Độ Mixi.

Phương Nguyễn

Độ Mixi, cái tên đang gây xôn xao cộng đồng mạng là ai?

Độ Mixi, cái tên đang gây xôn xao cộng đồng mạng là ai?

Vừa tung ra vlog giới thiệu căn nhà 7 tầng khang trang tọa lạc ở cửa ngõ đi vào trung tâm thành phố Hà Nội, Độ Mixi qua đó xác lập vị thế của một streamer tự thân giàu có nhất Việt Nam.