{keywords}
Audition là game Hàn Quốc mới nhất đóng cửa vì đối tác ngừng phát triển sản phẩm

Sự kiện Audition tuyên bố đóng cửa sau 14 năm hoạt động là thông tin gây xôn xao nhất tuần qua. Không chỉ có các game thủ, những người trưởng thành từng có một thời tuổi trẻ gắn bó với tựa game này cũng bày tỏ sự buồn bã, xúc động trào dâng khi biết tin.

Vẫn biết cuộc vui nào rồi cũng sẽ tàn, thế nhưng những tựa game từng một thời gắn liền với thanh xuân trốn học chơi net nay lại phải đóng cửa đã trở thành một điều gì đó khó tin trong ký ức lắng đọng của 8x, 9x đời đầu.

Dưới góc độ chuyên môn, Audition đóng cửa là điều không tránh khỏi và cũng không phải chưa từng xảy ra. Còn nhớ, chính VTC Game cũng từng đau lòng tuyên bố đóng cửa FIFA Online 2 hồi năm 2013 để nhường đường cho FIFA Online 3, khi đó do Garena giành quyền phát hành ở Việt Nam.

Và cũng chỉ hơn 5 năm sau, đến lượt Vietnam Esports (đổi tên từ Garena) thông báo đóng cửa FIFA Online 3 để đón người chơi sang FIFA Online 4.

Các sản phẩm này đều có một điểm chung là xuất xứ Hàn Quốc, được phát hành song song với phiên bản nội địa. Theo các chuyên gia, lý do đối tác không hỗ trợ (update, sửa lỗi, tạo event…) dẫn đến đóng cửa thường chiếm phần lớn nguyên do dẫn đến đóng cửa một game online Hàn Quốc ở Việt Nam.

Những đối tác Hàn Quốc được cho là rất khó tính trong việc chiều theo ý các nhà phát hành Việt Nam, thậm chí là từ chối các yêu cầu chính đáng như giới hạn giờ chơi, tăng cường bảo mật chống hack/bot, thêm sự kiện nhân dịp lễ, Tết. Thực tế, nhiều game online từng đóng cửa ở Việt Nam với những lý do rất khó đỡ đều là sản phẩm của xứ sở kim chi như Cửu Long Tranh Bá, Hiệp Khách Giang Hồ, Ragnarok Online, Cabal Online, Gunbound…

{keywords}
Game kiếm hiệp Trung Quốc từng có thời điểm thống trị các quán net

Vì thế, trong số các game online có giấy phép phát hành ở Việt Nam, chiếm tới 87% là các game nước ngoài và trong số này các game xuất xứ Trung Quốc chiếm tới 69%, theo số liệu trong tờ trình đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Bộ Thông tin & Truyền thông. 

Thật vậy, làm việc với các đối tác Trung Quốc là dễ chịu hơn hẳn bất cứ đối tác nào khác. Võ Lâm Truyền Kỳ do một đội ngũ phát triển ở Kingsoft đảm trách và sau hơn 15 năm vẫn còn duy trì cập nhật, cân bằng môn phái, ra trang bị mới, sự kiện mới. 

Đối tác Trung Quốc thường sẵn sàng hỗ trợ mọi ngày trong tuần, cả trong các ngày lễ, Tết (trừ dịp Xuân vận), do đó game online Trung Quốc thường đóng cửa ở Việt Nam do không đủ người chơi chứ hiếm khi bị tình trạng ‘đem con bỏ chợ’ như người Hàn, theo các chuyên gia. 

Tất nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ khi game online phải đóng cửa vì lý do ‘nhạy cảm’ như Chinh Đồ, Âm Dương Sư, Biệt Đội Thần Tốc, Đặc Nhiệm Anh Hùng. Tuy nhiên, con số này là không nhiều.

{keywords}
Crossfire Zero thậm chí đóng cửa chỉ sau hơn 3 tháng phát hành

Một trường hợp hãn hữu khác là game đóng cửa khi nhà phát hành phải dừng cuộc chơi ở Việt Nam. Tiêu biểu trong số này phải kể đến ông lớn FPT Online với Avatar Star, nhà phát hành triệu đô VGG với Tiếu Ngạo Giang Hồ. Trên thực tế, các game online này không hoàn toàn ngắt kết nối đến máy chủ và vẫn duy trì sự tồn tại trong một khoảng thời gian tương đối dài trước khi bị rút dây mạng.

Nhưng nghịch lý lớn nhất mà đến giờ vẫn khiến các nhà phát hành đau đầu đó chính là game thủ Việt vốn chuộng các sản phẩm xưa cũ, thân quen. Đó là lý do khiến các phiên bản mới hơn, hiện đại hơn lại đóng cửa trước cả những người anh em của nó, như Võ Lâm Truyền Kỳ 3, Audition 2, Crossfire Zeros.

Vì thế, câu chuyện đóng cửa game online ở Việt Nam vẫn là đề tài bàn tán xôn xao của game thủ, còn người trong cuộc chỉ biết ‘dở khóc dở cười’ mỗi khi nhắc đến. 

Phương Nguyễn

Việt Nam đứng thứ 4 ở thị trường game Đông Nam Á năm 2019

Việt Nam đứng thứ 4 ở thị trường game Đông Nam Á năm 2019

Báo cáo mới nhất của Adsota chỉ ra nhiều số liệu tích cực về thị trường game Việt Nam giai đoạn 2019-2020.