Giá Bitcoin hôm nay 3/12 hiện được giao dịch tại 4.212 USD/BTC, giảm 100 USD so với thời điểm cùng giờ hôm qua. Giá giao dịch cao nhất trong ngày là 4.255 USD/BTC và giá thấp nhất là 4.038 USD/BTC. Giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin là 71,48 tỉ USD và số đồng tiền cung ứng là 17,40 triệu Bitcoin.

Đồng Bitcoin vẫn chưa có lối thoát tại 4.000 USD. Xuyên suốt 2 ngày cuối tuần, đồng Bitcoin chưa tạo được một xu thế mạnh mẽ, lấy lại niềm tin từ các nhà đầu tư chủ chốt. 

Bitcoin truot dai trong khung hoang, chuyen gia khuyen 'nen tu bo' hinh anh 1

Bitcoin mất 85% giá trị kể từ tháng 12/2017

Nhìn lại tháng 11, đồng Bitcoin đã "bốc hơi" 40% so với tháng 10 và giảm tới 85% so với "đỉnh" được thiết lập vào cuối năm 2017 (giá trị ghi nhận được là 19.500 USD/BTC). Đây là mức giảm mạnh nhất và tồi tệ nhất trong vòng 7 năm qua. 

Sự đi xuống của Bitcoin đã tạo hiệu ứng dây chuyền, khi toàn bộ các đồng tiền mật mã khác cũng lao dốc. Theo dữ liệu của Coindesk, sau khi Bitcoin giảm sâu xuống dưới 3.000 USD/BTC, top 10 đồng tiền chủ chốt đã có hiệu suất giảm là -30%, trong khi đó top 25 là -37%.

Vào đầu tháng 11, tổng giá trị vốn hóa thị trường ghi nhận ở mức 203 tỷ USD, nhưng hiện nay con số đó chỉ còn 130 tỷ USD, mất 35%. Tổng số vốn hóa của thị trường tiền điện tử hiện đã mất hơn 690 tỷ USD (-83%) kể từ khi nó đạt đỉnh 820 tỷ USD trong tháng 1 vừa qua.

Bitcoin truot dai trong khung hoang, chuyen gia khuyen 'nen tu bo' hinh anh 2

Ông Paul Donovan 

Một số ý kiến bi quan cho rằng, đã đến lúc "đóng cửa" Bitcoin. Cụ thể, nhà kinh tế học Paul Donovan, kinh tế trưởng của UBS Gobal Wealth Management khẳng định "thị trường tiền mật mã đang cận ngày kết thúc và đây chính là lúc từ bỏ".

Ông Donovan nói: “Tôi đến để chôn vùi Bitcoin, không phải để ca ngợi nó. Những thứ này sẽ không bao giờ là tiền tệ. Chúng không phải là tiền tệ tại bất kỳ thời điểm nào trong tương lai. Chúng có khuyết điểm chí tử”.

Chuyên gia này cho rằng, Chính phủ các nước là một trong nhiều trở ngại chính với Bitcoin, và ý tưởng tiền kỹ thuật số thay thế USD “là bước nhảy vọt”.

“Vấn đề chính với những thứ này, lỗ hổng cơ bản tuyệt đối, là chúng sẽ không bao giờ trở thành thứ lưu trữ giá trị. Mỗi nhà kinh tế đều biết rằng trữ giá trị xoay quanh chuyện cung và cầu. Với tiền mã hóa, bạn không thể kiểm soát nguồn cung để đáp ứng với nhu cầu giảm”, ông Donovan kết luận.

Đối lập với ý kiến trên, tỉ phú đầu tư Michael Novogratz kiên quyết giữ quan điểm về tiền mã hóa, ngay cả khi công ty của ông lỗ 136 triệu USD trong 9 tháng đầu năm nay và mất 41 triệu USD chỉ trong quý 3/2018.

“Đó là thị trường giảm giá khủng khiếp. Có rất nhiều lý do để chán nản. Tôi cơ bản nghĩ rằng bạn sẽ thấy sự thích nghi lớn diễn ra vào năm 2019, 2020", ông nói.