Tin tức một người dùng Android có tên Dylan McKay phát hiện ra Facebook đãthu thập lịch sử cuộc gọi và tin nhắn đã đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn như: "Tại sao Facebook có thể xóa sổ hồ sơ của người nhận liên lạc, xoá khi nào và ở đâu?"

Câu trả lời ngắn gọn nhất chính là nhờ sự cho phép từ Google bằng một quá trình phức tạp.

Facebook dễ dàng tiếp cận với Android qua lỗ hổng bảo mật

Dựa vào những bằng chứng được đăng trên trang Ars Technica, chủ nhật vừa qua mạng xã hội lớn nhất thế giới này đã thừa nhận rằng bắt đầu tải các bản sao lưu cuộc gọi và tin nhắn từ điện thoại chạy hệ điều hành Android của Google lần đầu tiên vào năm 2015. Quá trình này diễn ra thông qua ứng dụng Messenger, sau đó dữ liệu được chuyển tới một tùy chọn trong phiên bản rút gọn Facebook Lite của ứng dụng chính. Tuy nhiên, Facebook cũng cho biết thêm địa chỉ truy cập trên điện thoại của những người dùng đã cho phép mà không tham gia thu thập bất cứ nội dung tin nhắn, cuộc gọi nào cả. Thậm chí người dùng có thể chọn cách từ chối sự truy cập của Facebook và xóa dữ liệu trực tiếp trên trình duyệt web.

Sở dĩ Facebook có thể tiếp cận dễ dàng với dữ liệu người dùng trên điện thoại Android là vì độ bảo mật kém. Theo những phát hiện gần đây, Google cho phép các nhà phát triển ứng dụng (như Facebook) truy cập vào nhật ký cuộc gọi và tin nhắn văn bản của hệ điều hành Android trên điện thoại chỉ với một thao tác đơn giản là chạm tay vào màn hình để đồng ý của người dùng.

Bắt đầu vào năm 2012, Android phát hành phiên bản "Jelly Bean" có chức năng thông báo cho người dùng đồng ý cho phép truy cập dữ liệu hay không khi cài đặt ứng dụng. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu không đồng ý thì các ứng dụng cũng sẽ không hoạt động. 

Cho đến năm 2015 khi Google phát hành hệ điều hành Android 6.0 với tên gọi "Marshmallow" thì các điện thoại Android cuối cùng mới được phép chia nhỏ quyền truy cập này. Nghĩa là người dùng có thể đồng ý chia sẻ địa chỉ liên hệ nhưng được phép từ chối truy cập vào lịch sử tin nhắn, cuộc gọi trên điện thoại của mình.

Cũng trong năm đó, Facebook cho biết các ứng dụng của mình bắt đầu thu thập thông tin này. Nhưng nhiều người dùng Android lại không sử dụng phiên bản mới nhất của phần mềm. Trên thực tế, kể cả người dùng có muốn tải được phiên bản mới cũng không thể có ngay được.

...Nhưng bất lực trước iOS của Apple

Trong khi Apple lại sở hữu cả phần mềm lẫn phần cứng cho iPhone, cho phép người dùng iOS cập nhật tự động hoặc tải dễ dàng. Ngược lại, phần mềm Facebook trên hệ điều hành Android rất ít khi được Google tung ra và cập nhật cho các nhà sản xuất phần cứng (điện thoại).

Hiện tại có gần 20.000 mô hình điện thoại Android đang được sử dụng, rất khó để các hãng truyền thông muốn điều chỉnh từng phần mềm để đảm bảo chúng hoạt động trơn tru nhất. Do đó, các phiên bản Android thường tiếp cận đến người dùng rất chậm.

Tính đến tháng 1 năm nay có khoảng 65% người dùng iPhone đang sử dụng phần mềm iOS mới nhất - được giới thiệu vào năm 2017. Trong khi đó, ít nhất 1% các thiết bị Android sử dụng bản cập nhật phần mềm Oreo. Mà phần lớn trong số đó là các chủ sở hữu điện thoại Pixel mới và được nhận cập nhật phần mềm trực tiếp từ Google.

Không những thế hơn một nửa số người dùng Android đang sử dụng 2 phiên bản trước đó đều được cho phép từ chối nhật ký trên mạng truyền thông. Bởi cho đến tháng 10 năm ngoái, Google mới yêu cầu tất cả các ứng dụng tuân thủ quy tắc mới khi phát hành bản cập nhật, ngay cả trên điện thoại chạy phiên bản Android cũ.

Google đang "lợi dụng" Facebook để "tư lợi cá nhân"

Thế nhưng, có 2 câu hỏi lớn đặt ra cho Google là tại sao công ty lại thiết lập quyền truy cập Android theo những cách trước đây? Và có bao nhiêu ứng dụng khác lợi dụng thiết lập để ăn cắp thông tin người dùng?

Các chuyên gia và những người ủng hộ quyền riêng tư nói rằng nguyên nhân đầu tiên là do liên quan đến mô hình quảng cáo của Google đều dựa vào nền tảng doanh nghiệp khác như Facebook, đặc biệt phụ thuộc vào việc thu thập thông tin chi tiết của người dùng để nhắm mục tiêu. Trong khi Apple thu lợi từ việc bán các thiết bị và dịch vụ như Apple Music.

Một yếu tố khác xảy ra chính là trong những năm gần đây Android đang nỗ lực thu hút các nhà phát triển ứng dụng để đuổi kịp được với các ứng dụng trên App Store của Apple. Một số nhà phát triển ứng dụng đã tìm thấy tiềm năng trong quyền truy cập từ người dùng trên các ứng dụng của Android nên bắt đầu chuyển sang nền tảng này, giống như Facebook đã làm.

Các nhà sản xuất điện thoại Android phải xem lại mức độ bảo mật cho người dùng

Như Bob O'Donnell - nhà phân tích của Technalysis Research cho biết: "Bằng nhiều cách khác nhau, mạng Facebook giống như một tảng băng chìm mà rất nhiều người đang bắt chước theo việc thu thập dữ liệu này".

Tuy nhiên, người phát ngôn của Google lại không thể nói rõ được có bao nhiêu ứng dụng có được quyền truy cập nhật ký cuộc gọi và tin nhắn từ người dùng hay số lượng dữ liệu đã được gửi đến các nhà phát triển ứng dụng. Công ty cũng từ chối bình luận thêm khi được hỏi về vấn đề "nhạy cảm" này.

"Hiện tại vai trò của các nhà sản xuất điện thoại Android trong việc bảo vệ sự riêng tư của người dùng vẫn chưa rõ ràng", Nhà LG cho biết trong một tuyên bố. Hay nói cách khác sự "dung túng" của Google dành cho Facebook đều có khả năng cao đã xảy ra. Có lẽ Facebook sẽ không còn "đơn côi" trong thương vụ lần này nữa!