Như thường lệ, hàng quý Google sẽ đưa ra bản báo cáo minh bạch trong đó liệt kê số lượng các video và kênh đã bị gỡ bỏ trên YouTube do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Quý III vừa qua, Việt Nam đã có 173.247 video bị gỡ bỏ, giảm 28,3% so với quý II cùng năm nhưng lại tăng 3 bậc từ 12 lên thứ 9 thế giới. 

Hơn 170.000 video của người Việt đã bị YouTube gỡ bỏ trong quý III/2020
Ấn Độ và Mỹ vẫn là hai quốc gia luôn nằm trong Top đầu về số lượng video bị gỡ bỏ do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng

Nguyên do là bởi, quý vừa qua số lượng video bị gỡ bỏ trên YouTube toàn cầu đã giảm mạnh so với quý trước đó, giảm từ 11,4 triệu video xuống còn 7,8 triệu video bị gỡ bỏ. Tuy vậy, số lượng kênh bị xóa trong hai quý gần nhất lại không có thay đổi đáng kể, tương ứng là gần 2 triệu và 1,8 triệu kênh.

Đáng chú ý nhất là số lượng bình luận bị gỡ bỏ đã giảm mạnh từ 2,1 tỷ xuống còn chỉ 1,1 tỷ ở quý III/2020. Và đa phần các bình luận hay video vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng đều được phát hiện và xóa bỏ bởi trí tuệ nhân tạo (AI).

Mặc dù bị gỡ bỏ, YouTube vẫn cho các chủ kênh cơ hội kháng nghị trong vòng 30 ngày kể từ lúc nhận trát phạt. Theo đó, trong quý có 209,926 video kháng cáo nhưng chỉ có 82,144 video được phục hồi thành công.

Ngoài việc hoạt động dựa vào AI, YouTube cũng có hệ thống cắm cờ (report) để giúp lọc nội dung xấu độc. Tuy vậy, Việt Nam đã hai lần trượt Top 10 các quốc gia cắm cờ nhiều nhất thế giới. Lần gần nhất chúng ta có mặt ở bảng xếp hạng này là quý I đầu năm nay. 

Theo Bộ TT&TT, Việt Nam có khoảng 15.000 kênh YouTube đã bật kiếm tiền trong đó có khoảng 350 kênh có doanh thu lớn từ 1 triệu người đăng ký theo dõi trở lên. Tuy nhiên chỉ có 5.000 kênh chịu sự quản lý của mạng đa kênh (MCN) ở Việt Nam. Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục làm việc để yêu cầu YouTube gỡ bỏ các kênh có nội dung xấu độc cũng như đề nghị Google yêu cầu các kênh YouTube bật nút kiếm tiền vào MCN của Việt Nam để đảm bảo việc quản lý.

Phương Nguyễn

Siết quản lý thuế của giao dịch cá nhân với YouTube, Facebook, Google, Amazon

Siết quản lý thuế của giao dịch cá nhân với YouTube, Facebook, Google, Amazon

Cơ quan thuế sẽ phối hợp với các ngân hàng thương mại để quản lý thuế với dòng tiền ra/vào của nền tảng số như Youtube, Google, Facebook, Amazon, Netflix….có phát sinh trong giao dịch ở Việt Nam, kể cả với các cá nhân.