Vừa qua, Hội nghị One Global Việt Nam do Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu (AVSE Global) tổ chức diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp).

Với khẩu hiệu “Nhân tài - Đổi mới Sáng tạo - Phát triển Bền vững”, hội nghị đã kết nối, tạo động lực cho nhân tài cùng nhau tìm ra những cách tiếp cận và giải pháp cụ thể để định hướng Việt Nam và thế giới trước những đột phá về công nghệ, biến đổi khí hậu và tái định hình kinh tế - xã hội của Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là sau 2 năm đối mặt với đại dịch Covid-19. Và trên hết, hội nghị mong muốn xây dựng một Việt Nam phát triển bền vững, một Việt Nam kết nối toàn cầu - “không biên giới’. 

Hội nghị có sự tham dự của hơn 30 diễn giả và 100 khách mời trí thức, chuyên gia đến từ 15 quốc gia, tiêu biểu như TS Philipp Rosler (Nguyên Phó Thủ tướng Đức), ông Bertrand Badré (nguyên Giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới), ông Frederik Kristensen (Phó Giám đốc Liên minh về Sáng kiến Sẵn sàng Đối phó Đại dịch), bà Cecilia Tam (Giám đốc Chương trình Tài chính Năng lượng sạch và Huy động Đầu tư, OECD) và TS. Quy Võ-Reinhard (Giám đốc, Sáng lập viên Health Foundation & Giám đốc điều hành VSpace),...

Tại hội nghị, các chuyên gia, diễn giả bàn luận và trả lời cho câu hỏi “Thế giới sẽ đi về đâu trước được sự biến động trong 50 - 60 năm sau. Việt Nam tương lai sẽ như thế nào khi phải đối mặt với sự phục hồi nhanh chóng song hành với phát triển bền vững.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: "Những quốc gia đang phát triển có nhiều thách thức và bài toán khó, vì thế nhu cầu đổi mới sáng tạo là rất cao. Với khát vọng phát triển, hơn 30 năm Việt Nam đều nằm trong top 10 những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất.

Do đó, có thể nói Việt Nam là cái nôi của đổi mới sáng tạo với đủ nguồn tài nguyên và nhân tài, “một cánh cửa mở” cần được khai thác và đầu tư để đưa các giải pháp ra thị trường quốc tế, đóng góp vào sự phát triển chung của nhân loại".

Hội nghị gồm 4 phiên trao đổi tại chỗ và trực tuyến xen kẽ, xoay quanh 4 chủ đề. Đầu tiên là phiên kết nối tương lai: Bên cạnh công nghệ, thế giới cần tiếp cận những giải pháp mang tính xã hội, cộng đồng cho các vấn đề nổi bật như cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, biến đổi khí hậu, đặc biệt là lĩnh vực y khoa trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19 và dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về các bệnh khác.

{keywords}
 Các diễn giả, khách mời trí thức, chuyên gia chụp ảnh lưu niệm sau hội nghị

Thứ hai là phiên kết nối đối tác: Trước sự biến động của công nghệ, biến đổi khí hậu và những khó khăn khó lường trước, Việt Nam cần phải lên kế hoạch, kịch bản cụ thể, có tầm nhìn trong việc tận dụng nhân tài, ứng dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có và đầu tư mạnh mẽ, quản lý thích ứng thông qua thí điểm các dự án - “học bằng cách làm”.

Thứ ba là phiên kết nối đổi mới sáng tạo: Không cần phải đứng trước các lựa chọn sử dụng công nghệ của Mỹ hay Trung Quốc, Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra hệ sinh thái sáng tạo và tiềm  năng bằng chính nguồn lực có sẵn của mình như vị trí địa lý, năng lượng xanh, công nghệ AI,... để giải quyết những thách thức và tiến tới con đường phát triển bền vững.

Cuối cùng là phiên kết nối nhân tài: Trước những thách thức tìm ra giải pháp thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển nhân tài của Việt Nam, một trong những chiến lược quan trọng nhất chính là truyền cảm hứng, bồi dưỡng giáo dục, ứng dụng công nghệ để tạo cơ hội cho bất kỳ thế hệ nhân tài nào của Việt Nam.

Thông qua 4 phiên thảo luận, các nhân tài, trí thức đã cùng nhau đề ra yếu tố quyết định trong công cuộc đổi mới sáng tạo, định hình thế giới trong những năm tiếp theo.

Thu Hằng

Đề nghị có bảng lương riêng cho các cơ quan dân cử để thu hút nhân tài

Đề nghị có bảng lương riêng cho các cơ quan dân cử để thu hút nhân tài

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần nghiên cứu bảng lương riêng cho cơ quan dân cử để thu hút được nhân tài vào các cơ quan nhà nước, từ Quốc hội đến HĐND các cấp.