Năm 2019 đánh dấu 57 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Lào (1962 - 2019), kỷ niệm 42 năm ngày 2 nước ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1977 - 2019).

Phát biểu khai mạc chương trình, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương Bùi Trường Giang nhấn mạnh: Trong lịch sử bang giao quốc tế, mối quan hệ vĩ đại, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào là một điển hình, là tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn bó bền chặt, thủy chung, trong sáng vì chủ quyền, độc lập, tự do và tiến bộ xã hội.

{keywords}
Ông Bùi Trường Giang, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trải qua nhiều thử thách, đầy hi sinh, gian khổ, đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đưa tới nhiều thắng lợi vĩ đại của 2 dân tộc trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong công cuộc đổi mới của mỗi nước ngày nay, Việt Nam - Lào đều giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử về kinh tế, xã hội, đối ngoại, giúp cho quan hệ hợp tác gắn bó giữa hai nước Việt Nam - Lào ngày càng được thắt chặt và mở rộng trên nhiều lĩnh vực.

Tại tọa đàm, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Nghệ An Nguyễn Bá Hảo cho biết, năm 2018 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Nghệ An và Lào đạt 23,272 triệu USD.

Những mặt hàng xuất khẩu sang Lào chủ yếu là vật liệu xây dựng, thủy sản, tiêu dùng... Mặt hàng nhập khẩu từ Lào chủ yếu là gỗ nguyên liệu, rau quả, thạch cao...

{keywords}
Đại diện lãnh đạo Bộ TT&TT, Đại sứ quán Lào cắt băng khai mạc chương trình

Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các DN Nghệ An tại Lào ngày càng được đẩy mạnh với khoảng 90 DN của tỉnh trực tiếp đầu tư, kinh doanh vào thị trường Lào với tổng vốn đầu tư của các dự án hơn 200 triệu USD.

{keywords}
Tiết mục văn nghệ tại buổi lễ
{keywords}
Việt - Lào thắm tình hữu nghị đặc biệt vĩ đại

Bí thư thứ nhất, phụ trách song phương Đại sứ quán Lào tại Việt Nam May Kham Kheua cho biết, hiện phía Lào đã cho phép 409 dự án của DN Việt Nam đầu tư tại Lào, với tổng giá trị vốn đăng ký khoảng 4,1 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số những nước đầu tư tại quốc gia này (sau Trung Quốc và Thái Lan).

Một số dự án có quy mô lớn được hoàn thành, đưa vào sử dụng như: Dự án đập thủy điện Xekhaman, khách sạn Mường Thanh Viêng Chăn, dự án tập đoàn viễn thông Viettel, ngân hàng liên doanh Lào - Việt…

“Mối quan hệ giữa 2 nước Lào - Việt Nam là mối quan hệ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch Kayson Phomvihan và Hoàng thân Xuphanuvong muôn vàn kính yêu xây dựng nên. Nó đã trở thành mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện.

Do đó, tất cả chúng ta cần có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc ngày nay”, ông May Kham Kheua nhấn mạnh.

{keywords}
Đại biểu tham dự triển lãm ảnh Tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Ngọc Hoa cho biết, Nghệ An là tỉnh có đường biên giới đất liền tiếp giáp với nước CHDCND Lào dài nhất cả nước (468km, chiếm hơn 20% chiều dài tuyến biên giới Việt Nam - Lào của cả nước) với 4 cửa khẩu và nhiều lối mở trên biên giới với với 3 tỉnh của nước CHDCND Lào là Xiêng Khoảng, Hủa Phăn và Bô Ly Khăm Xay.

Tỉnh có rất nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử, chính trị với các tỉnh Lào, nhưng lại có những khác biệt về đặc điểm địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng để bổ sung, hỗ trợ cho nhau cùng hợp tác và phát triển.

{keywords}
Các gian hàng ở buổi triển lãm

Đặc biệt, Nghệ An còn là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã cùng với Chủ tịch Kayson Phomvihan của nước CHDCND Lào đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa 2 Đảng, 2 Nhà nước và nhân dân 2 nước Việt Nam - Lào. Đây chính là những tiềm năng, lợi thế để tỉnh Nghệ An ngày càng thắt chặt, tăng cường mối quan hệ hợp tác với nước CHDCND Lào.

Trong những năm qua, tỉnh Nghệ An đã tăng cường hợp tác, tích cực tổ chức các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu và hoạt động giao thương giữa 2 nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế với các tỉnh Lào.

Hoạt động đối ngoại giữa Nghệ An với các tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phân, Bolykhamxay ngày càng hiệu quả, đi vào chiều sâu và đạt được nhiều kết quả tích cực. 

{keywords}
 

"Thời gian qua, mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt, thủy chung, trong sáng và hợp tác toàn diện giữa 2 Đảng, 2 Nhà nước và nhân dân 2 nước Việt Nam - Lào, giữa tỉnh Nghệ An với các tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bolykhamxay cùng chung đường biên giới, chung dãy Trường Sơn Đông nắng Tây mưa đã không ngừng được củng cố và phát triển" - ông Hoa nhấn mạnh.

Theo ông Hoa, Chương trình “Thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào” lần thứ II được tổ chức là một trong các hoạt động có ý nghĩa thiết thực Kỷ niệm 57 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1962-2018); Kỷ niệm 42 năm ký kết Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

Đây cũng là dịp để đồng bào và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào nói chung, Nghệ An và Lào nói riêng ôn lại truyền thống cách mạng, tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa 2 Đảng, 2 Nhà nước và nhân dân 2 nước; là cơ hội để giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và di sản văn hóa các dân tộc vùng biên giới 2 nước Việt Nam - Lào trong công cuộc hội nhập và phát triển hiện nay.

Máu của anh hùng người H'Mông đổ xuống khi đánh phỉ

Máu của anh hùng người H'Mông đổ xuống khi đánh phỉ

Các đối tượng phỉ được cung cấp tiền bạc, thiết bị vũ trang lôi kéo người H'Mông vùng biên lập khu tự trị dọc biên giới Nghệ An và Lào.

Phạm Tâm - Quốc Huy