Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh, nhu cầu tiêu thụ điện tăng mạnh, trong khi  đó các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu khí đang suy giảm mạnh và tiềm năng nguồn năng lượng tái tạo trên đất liền và trên biển rất lớn, nhưng chưa được quan tâm khai thác.

Việc đầu tư nghiên cứu năng lượng biển, đại dương trên thế giới đã có nhiều thay đổi từ  năm 2001, khi Ủy ban Năng lượng Quốc tế (IEA) đã triển khai nhóm năng lượng đại dương nhằm hỗ trợ, chuyển giao, thúc đẩy hợp tác quốc tế về các dự án điện biển. Thành tựu công nghệ OES đã tiến bộ không ngừng và khả năng đóng góp của điện biển vào nền kinh tế toàn cầu sẽ đáng được xem xét. 

{keywords}

Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định rõ, biển có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và chiến lược phát triển năng lượng biển Việt Nam bước đầu được triển khai, tuy còn chưa được một cách hệ thống, chưa có cơ quan đầu mối trong việc lập quy hoạch, chiến lược ngành năng lượng – điện biển.

Với tiềm năng vốn có của biển Việt Nam, nếu được quy hoạch tổng thể cả về không gian, thời gian khai thác đồng bộ, hợp lý sẽ có đóng góp hữu ích trong sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Theo tính toán, nếu  sóng có độ cao 1m, ở độ dài khoảng 1,8 km bờ biển, thì có thể tạo ra một nguồn năng  lượng bằng 35.000 mã lực. 

Ven biển Việt Nam chia làm 54 vùng theo mật độ năng lượng sóng biển Quảng Ninh đến  Nghệ An, Thanh Hóa đến Dung Quất, Quảng Ngài, Dung Quất đến Ninh Thuận, Ninh  Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang. Vào mùa gió Đông Bắc công suất điện sóng đạt cực đại 40kW/m phía Bắc bờ biển Việt Nam và 30kW/h vùng phía Nam.

Trên Biển Đông tiềm năng bức xạ có xu hướng tăng dần từ phía Bắc xuống phía Nam.  Trên khu vực phía Bắc vĩ tuyến 20oN tổng xạ đạt 4000 Wh/m2/ngày. Phía Nam vĩ tuyến 20oN tổng xạ đạt gần 5000 Wh/m2/ngày. Vùng nhiều tiềm năng nhất là Việt Nam là vùng  ngoài khơi biển Nam Trung Bộ gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển Vũng Tàu –  Côn Đảo. 

Vùng có tiềm năng năng lượng thủy triều biển nhất là vùng bắc vịnh Bắc Bộ, vùng ven biển Vũng Tàu – Cà Mau. Các địa điểm tiềm năng thủy triều phân bố từ phía Bắc đến  phía Nam, vịnh Hạ Long – 4,7 GWh, Diễn Châu - 620 GWh, Văn Phong -308 GWh, Quy  Nhơn -135 GWh, Cam Ranh – 185 GWh, Gành Rái – 714 GWh, Đồng Tranh – 371GWh, Rạch Giá – 139 GWh.

Vùng có tiềm năng dòng chảy, ngoài khơi Ninh Thuận – Bình Thuận đạt 40-60WW/m2, ngoài khơi Cà Mau – Hòn Khoai đạt 100- 300W/m2. Năng lượng thủy triều của toàn thế giới theo các nhà khoa học ước chừng khoảng 3 tỷ kW. Nguyên lý phát điện thủy triều tương tự như nguyên lý phát điện thủy lực, tức là lợi dụng sự chênh lệch mức nước triều lên xuống để làm quay động cơ và máy phát điện. 

Các dòng chảy lớn trên biển thường chảy theo một hướng tương đối ổn định và có lưu lượng lớn, do đó ẩn chứa một nguồn năng lượng rất lớn. Theo tính toán của các nhà khoa học, tổng năng lượng tiềm năng của dòng chảy biển và đại dương lên đến 5 tỷ kW.

Đáng tiếc, tốc độ đầu tư và khai thác nguồn năng lượng sạch vô tận này vẫn khá chậm so với những gì thế giới đang làm và so với tiềm năng của đất nước. Hiện tại, phát triển năng lượng biển ở nước ta mới chỉ ở giai đoạn sơ khai. Hầu như cái gì chúng ta cũng có nghiên cứu nhưng lại chỉ có một vài thông số cơ bản. Chẳng hạn, chúng ta có mấy thông số về mật độ của các dạng năng lượng biển.

Tuy nhiên, các thông số để có những ứng dụng cụ thể phát điện trên biển thì lại chưa có đủ. Nhiều cái “chưa” đáng chú ý khác nữa như chưa thực hiện quy hoạch, phân vùng năng lượng biển; chưa làm rõ các cơ chế chính sách đặc thù của Việt Nam với năng lượng biển. Các nghiên cứu mới chỉ thực hiện ở mức đủ để được nghiệm thu, thông qua và chưa được triển khai trên quy mô lớn.

Ngoài điện mặt trời, điện gió đang bắt đầu được mở rộng nghiên cứu và triển khai, các dạng năng lượng tái tạo ở nước ta hơn 30 năm qua vẫn chủ yếu tập trung vào thủy điện. Các dạng năng lượng khác như nguồn năng lượng từ biển, vẫn chưa được đánh giá tiềm năng đầy đủ, cũng như chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, đầu tư đúng mức. 

Điệp Lưu

Hà Nội cùng nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng đi đầu cả nước

Hà Nội cùng nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng đi đầu cả nước

Những chuyển biến tích cực trong tiết kiệm năng lượng sẽ biến Hà Nội thành thành phố năng lượng xanh, thân thiện với môi trường trong vòng vài năm tới.