Vì sao Windows 95 lại làm được điều này? Một trong các tính năng đáng chú ý nhất của Windows 95 là giao diện đồ họa tương tác. Trước Windows 95, người dùng máy tính phải mua riêng MS-DOS và Windows, sau đó cài hệ điều hành Windows trên nền hệ điều hành MS-DOS. Hầu hết mọi người phải khởi động MS-DOS rồi sau đó chạy Windows khi cần thiết. Dù vậy, Windows 95 gói cả Windows, MS-DOS vào một sản phẩm duy nhất và gọi đây là hệ điều hành hoàn chỉnh.

Lợi thế lớn nhất của sự kết hợp này là Windows 95 tương thích với hàng ngàn ứng dụng được viết cho MS-DOS và Windows 3.x ngay khi “đập hộp”, khiến cho trải nghiệm người dùng được nâng cấp mà không tốn bất kỳ công sức nào. Về nhược điểm, dựa trên MS-DOS khiến Windows 95 bị “crash” khó chịu do xung đột quản trị bộ nhớ, đặc biệt khi so với Windows NT.

Menu Start và Taskbar ra đời

{keywords}
 

Nếu dùng Windows trong 25 năm nay, bạn đã vô cùng quen thuộc với biểu tượng Start và taskbar huyền thoại. Nó xuất phát từ Windows 95. Menu Start là thay thế cho Program Manager trong Windows 3.x để tổ chức và khởi động các ứng dụng đã cài trên máy tính.

Microsoft tập trung vào Start trong các quảng cáo của mình và nói rằng đây là một cách đơn giản để bắt đầu sử dụng Windows. Trong khi đó, taskbar của Windows 95 kéo dài ở dưới cùng màn hình, mang đến một cách quản lý tác vụ tinh vi nhưng gọn nhẹ. Windows 3.x hay Macintosh đều không có taskbar ở thời điểm này.

Có thể khẳng định chính nút Start và taskbar đã giúp Windows 95 vượt mặc MacOS về tính năng lần đầu tiên. Đây thực sự là một đột phá vào năm 1995 khi người dùng Apple luôn chế giễu Microsoft là chơi trò đuổi bắt với Macintosh. Mac OS không có launcher hay trình quản lý tác vụ mãi đến OS X Beta năm 2000.

Khởi đầu của Windows Explorer

{keywords}
 

Windows 95 đánh dấu sự xuất hiện lần đầu của Windows Explorer (nay là Fire Explorer), một trình quản lý tập tin và ứng dụng. Không như Windows 3.x chia quản lý tập tin và ứng dụng làm hai chương trình khác nhau, Explorer kết hợp cả hai.

Ngoài ra, Windows 95 còn có các sáng tạo khác về phần mềm như lưu tập tin trên khu vực desktop, lối tắt dẫn đến tập tin, thùng rác, Device Manager, My Computer, chức năng Find (tìm kiếm) trên toàn hệ thống, hỗ trợ ứng dụng 32-bit, hỗ trợ DirectX API cho phép chơi game toàn màn hình.

The Internet

{keywords}
 

Trong lần phát hành đầu tiên, Windows 95 không có trình duyệt web. Thay vào đó, mọi người nhìn thấy biểu tượng cho dịch vụ trực tuyến mới mang tên The Microsoft Network (MSN) trên desktop. Trình duyệt web Internet Explorer của Microsoft bắt đầu chỉ như một bổ sung cho Windows 95. Song, đến tháng 12/1995, trên phiên bản Windows 95 mới, Internet Explorer được cài đặt mặc định. Mọi người sẽ truy cập trình duyệt thông qua biểu tượng “The Internet”. Chính điều này đã dẫn tới cuộc điều tra độc quyền của chính phủ Mỹ vào Microsoft năm 1998.

Dù ban đầu bị yêu cầu “giải tán”, Microsoft đã kháng cáo thành công và chỉ bị phạt nhẹ. Internet Explorer tiếp tục được cài sẵn trong các phiên bản Windows tương lai.

Đỉnh cao tiếp thị mới

{keywords}
 

Khi phát hành Windows 95, Microsoft đã tung ra chiến dịch tiếp thị trị giá 300 triệu USD, thời điểm đó được xem là đắt đỏ nhất lịch sử nước Mỹ. Đây là chiến dịch quảng cáo cao cấp chưa từng có tiền lệ dành cho một sản phẩm phần mềm. Cùng với hình nền là bầu trời xanh dịu mát và cái tên rất “kêu”, Windows 95 hoàn toàn khác biệt so với các sản phẩm cùng thời.

Microsoft quảng bá Windows 95 khắp nơi: báo, tạp chí, radio, TV, bảng hiệu. Họ cũng chi 3 triệu USD để sử dụng bài hát “Start Me Up” của nhóm nhạc Rolling Stones trong một loạt quảng cáo truyền hình.

Ngày 24/8/1995, Microsoft tổ chức sự kiện ra mắt hoành tráng tại trụ sở Redmond, Washington với Jay Leno là người dẫn chương trình. Buổi lễ được phát sóng bằng vệ tinh trên toàn cầu. Hiệu ứng mà chiến dịch mang lại vô cùng ấn tượng. Windows 95 ngay lập tức thu hút sự quan tâm lớn, đưa Microsoft trở thành một trong những doanh nghiệp “quốc dân”. Công ty bán được 1 triệu bản Windows 95 trong tuần đầu có mặt trên thị trường và 40 triệu bản trong năm đầu tiên. Windows 95 là minh họa cho thành công rực rỡ nhất.

Du Lam (Theo Howtogeek)

Microsoft ấn định ngày lên kệ và giá bán Surface Duo

Microsoft ấn định ngày lên kệ và giá bán Surface Duo

Surface Duo, mẫu điện thoại hai màn hình chạy Android của Microsoft, sẽ lên kệ từ ngày 10/9 với giá bán lẻ 1.399 USD (32,4 triệu đồng).