Nhân viên an ninh Trung Quốc kiểm tra hành khách trước khi xuất cảnh. (Ảnh minh họa).

Trước đó, trường đại học lưu ý rằng, loại thuốc này có hiệu quả chống lại virus RNA, bao gồm cả dịch viêm phổi của Trung Quốc.

Theo các báo cáo, Triazavirin cũng có thể có hiệu quả trong việc chống lại víu corona 2019-nCoV của Trung Quốc, vì nó là một phần của nhóm virus RNA. Để xác nhận kết quả này cần thực hiện các thử nghiệm ở cấp phòng thí nghiệm và lâm sàng.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng Triazavirin có hoạt tính kháng virus rõ rệt chống lại các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như Ebola, sốt, sốt thung lũng Rift (RVF), sốt Tây sông Nile, Zika, sốt xuất huyết dengue.

“Virus chia thành hai nhóm lớn: Virus có chứa các phân tử RNA và virus chứa DNA. Triazavirin là loại thuốc đã nhiều năm nay được bán ở các hiệu thuốc, nó đã chứng minh tính hiệu quả rất cao chống lại virus RNA. Nó hạn chế sự sinh sản của virus cúm, bao gồm cả chủng H5N1 (cúm gia cầm) và H1N1 (cúm lợn) vượt trội hơn nhiều các sản phẩm tương tự về đặc điểm tá dược”, Trưởng khoa Hóa học hữu cơ và hóa học phân tử sinh học của Đại học Liên bang Ural Vladimir Rusinov cho biết.

Cuối tháng 12/2019, tại Trung Quốc đã xảy ra đợt bùng phát bệnh viêm phổi mà theo đánh giá sơ bộ của các chuyên gia nguyên nhân gây bệnh là víu corona chủng mới. Theo Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, tính đến ngày 24/1 số ca nhiễm víu corona mới ở nước này đã tăng lên 830 trường hợp, với 25 người thiệt mạng, với hơn 8.420 trường hợp trong diện theo dõi sát sao. Các ca nhiễm bệnh khác cũng đã được ghi nhận ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông và Ma Cao.