{keywords}
Các đại lý xe cũ tích cực bán hàng qua mạng. (Ảnh: KoreaTimes)

Phần lớn người dân Hàn Quốc vẫn mua xe theo hình thức trực tiếp. Tuy nhiên, sau khi Tesla thành công trong việc bán hàng qua mạng để giảm chi phí, chợ online dần trở nên nhộn nhịp hơn và trở thành kênh bán hàng mới cho các nhà sản xuất. Đặc biệt, những hãng xe ngoại tích cực sử dụng nền tảng trực tuyến để quảng bá sản phẩm.

General Motors (GM) Hàn Quốc sẽ bán mẫu xe điện (EV) Chevy Bolte EUV độc quyền trên Internet, là một trong các nhà sản xuất xe đầu tiên tại đây bán hàng qua mạng. Mới đây, công ty tổ chức một sự kiện livestream trên nền tảng thương mại điện tử Naver Shopping Live với sự tham gia của các ngôi sao và nhà báo.

Trong số các thương hiệu nước ngoài, BMW bắt đầu bán phiên bản giới hạn qua mạng từ năm 2019, trong khi Mercedes-Benz cũng đang có kế hoạch ra mắt nền tảng bán hàng online. Volvo dự kiến chỉ bán xe điện trên Internet trong vài năm tới. Nếu hãng xe hàng đầu Hàn Quốc là Hyundai tham gia, doanh số xe hơi trực tuyến có thể tăng mạnh.

Tuy nhiên, thị trường mua bán xe online Hàn Quốc vẫn đang đối mặt nhiều thách thức trước khi trở nên phổ biến. Một trong các lý do hàng đầu là phản đối từ người lao động. Các nhân viên bán hàng cho rằng, công việc của họ có thể bị ảnh hưởng nếu công ty bán xe qua mạng.

Tại thời điểm hiện tại, các đại lý xe cũ sốt sắng hơn cả khi nói đến hình thức này. Theo nền tảng mua bán xe cũ K Car, khoảng 43,1% các giao dịch trực tuyến nửa đầu năm 2021 được thực hiện, dù người mua chỉ nhận thông tin về xe trên website và chưa xem trực tiếp, tăng từ 34,6% của một năm trước.

Du Lam (Theo Korea Times)

Hãng xe nhập khẩu cũng đề xuất được ưu đãi 50% phí trước bạ

Hãng xe nhập khẩu cũng đề xuất được ưu đãi 50% phí trước bạ

Đại diện nhà phân phối Audi tại Việt Nam đề xuất để các xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc được hưởng chính sách hỗ trợ 50% phí trước bạ, như đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.