Giá trị vốn hóa của Lucid, một startup xe điện đã tăng lên 89,9 tỷ USD, vượt qua cả Ford và tiến sát với GM (General Motors).

Cổ phiếu của Lucid tăng cao sau khi CEO của hãng này thông báo với các nhà đầu tư đơn đặt hàng mẫu xe đầu tiên đã tăng vọt. Hiện, Lucid mới chỉ bắt đầu có doanh thu và vẫn chưa có lãi. Kể từ khi Lucid IPO vào tháng 7 vừa qua, giá cổ phiếu của hãng đã tăng hơn 80%.

Mẫu xe điện đầu tiên của hãng có tên Lucid Air có thể di chuyển quãng đường 840km sau mỗi lần sạc đầy.

{keywords}
Lucid có giá trị vốn hóa vượt Ford dù chưa có lãi

Theo dự kiến, Lucid sẽ sản xuất 20.000 chiếc Lucid Air trong năm 2022 và đạt doanh thu 2,2 tỷ USD. Tuy nhiên, mục tiêu này có thể rủi ro bởi việc gián đoạn của chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu trong bối cảnh dịch Covid-19.

Một hãng xe điện “không tên tuổi” khác là Rivian có giá trị vốn hóa lên tới 140 tỷ USD, vượt qua nhiều tên tuổi lớn trong ngành.

Theo Bloomberg, cổ phiếu của Rivian đã tăng 67% so với giá tại thời điểm IPO, giúp công ty này đạt giá trị vốn hóa đạt hơn 110 tỷ USD. Với giá trị vốn hóa này, Rivian đã vượt qua Ford và GM và thấp hơn 25% so với Volkswagen, một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới. 

{keywords}
Các cổ phiếu xe điện vượt qua nhiều hãng xe truyền thống. Nguồn: New York Times

Cũng như Lucid, Rivian Automotive chưa có doanh số bán hàng, và mẫu xe bán tải điện Rivian vẫn chưa được bán ra thị trường. Rivian báo lỗ khoảng 1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021. Hãng dự kiến đến cuối năm 2023 sẽ đạt mức sản lượng hàng năm 150.000 xe.

Theo nhiều nhà phân tích, việc cổ phiếu các hãng xe điện bị thổi phồng cũng không còn là điều xa lạ. Tesla là kẻ tiên phong và hiện cũng là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất. Dù Elon Musk cũng từng cho rằng, giá trị Tesla bị thổi quá mức nhưng cổ phiếu Tesla vẫn tiếp tục đi tăng trưởng.

Ngành công nghiệp xe điện vẫn tiếp tục thu hút và làn sóng xe điện cũng như các công ty liên quan đang tràn ngập thị trường đại chúng (chủ yếu thông qua các giao dịch SPAC), với hi vọng nắm bắt được một phần của ngành đang bùng nổ, khi các chính phủ thúc đẩy các sáng kiến ​​xanh. 

Ở Trung Quốc, hãng sản xuất pin xe điện CATL trở thành công ty niêm yết lớn thứ hai tại đây với giá trị vốn hóa khoảng 249 tỷ USD. CATL là nhà sản xuất vật liệu và pin điện lớn nhất thế giới, đối tác của Tesla, Daimler, BMW hay BAIC. Cổ phiếu của chuỗi cung ứng xe điện của Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi trong năm nay, trong bối cảnh nhiều quốc gia ủng hộ xe điện.

BloombergNEF đã dự báo doanh số bán xe điện tăng từ 3,1 triệu xe năm 2020 lên 5,6 triệu vào năm 2021. Tỷ lệ xe điện đã đạt 7,2% trong số xe du lịch được bán ra trên toàn cầu trong nửa đầu năm 2021, vượt xa con số 4,3% vào năm 2020.

Các nhà sản xuất ô tô toàn cầu đã cùng cam kết bán gần 40 triệu xe điện mỗi năm vào năm 2030 do đó, cổ phiếu xe điện sẽ có sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong thập kỷ tới.

Hoàng Nam (tổng hợp)

Xe điện Việt ra mắt trên đất Mỹ

Xe điện Việt ra mắt trên đất Mỹ

VF e35 và VF e36 là hai trong số nhiều mẫu xe điện sẽ ra mắt tại Los Angeles Auto Show 2021, một trong số những triển lãm ô tô lớn nhất thế giới.