Dạo một vòng trên thị trường Việt Nam hiện nay, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy các loại bàn ghế gỗ được thiết kế cách điệu và được quảng cáo là bàn thông minh. Theo đó, các nhà sản xuất thường quảng cáo rằng các loại bàn này vô cùng đa dụng, có thể gấp gọn nên vì thế được gọi là bàn thông minh (?!) và được bán với giá hàng chục triệu đồng.

Cách hiểu này dường như có độ vênh với khái niệm ‘smart’ trong các đồ đạc được công nghệ hóa trên khắp thế giới. Chẳng hạn, điện thoại di động được gọi là smartphone khi có các chức năng cao cấp khác bên cạnh chức năng nghe gọi cơ bản mà không liên quan đến giá cả. Vì thế điện thoại Vertu rất đắt đỏ nhưng không được xem là điện thoại thông minh. 

{keywords}
Các loại đồ nội thất thiết kế hiện đại như bàn ăn hiện nay trên thị trường Việt Nam thường được quảng cáo là bàn ăn thông minh... 

Như vậy, một chiếc bàn hay đồ nội thất nói chung chỉ có thiết kế gập gọn hoặc bán đắt hơn so với kiểu truyền thống, thì vẫn chưa đủ để gọi là thông minh. Smart ở đây phải liên quan đến các công nghệ gần gũi nhất với đời sống hiện nay như kết nối không dây, điều khiển chuyển động, trí tuệ nhân tạo… 

Thực tế trên thế giới, có không thiếu các startup hoặc các nhà sản xuất nổi tiếng ứng dụng công nghệ vào sản xuất bàn thông minh thực sự theo đúng nghĩa đen.

Chẳng hạn, gần đây chúng ta có chiếc bàn Sisyphus, một sản phẩm được gọi vốn bởi nghệ sĩ Bruce Shapiro, người có 25 năm theo đuổi trường phái nghệ thuật điều khiển chuyển động. Ông đã ứng dụng nó vào việc thiết kế một cái bàn có khả năng tự vẽ ra các tác phẩm nghệ thuật khác nhau trên cát thông qua điều khiển bằng smartphone. 

{keywords}
... nhưng như vậy vẫn là chưa đủ so với chuẩn bàn thông minh trên thế giới

Để làm được điều này, chiếc bàn Sisyphus có gắn hai động cơ robot ở mặt dưới và được điều khiển bởi máy tính siêu nhỏ Raspberry Pi để vẽ ra những tác phẩm nghệ thuật bằng máy móc. Trên mặt bàn, người dùng vẫn có thể vừa đọc sách, uống cafe, vừa có thể thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bằng cách ra lệnh trên điện thoại.

Hay thông minh hơn chúng ta có AiT Smart One, một chiếc bàn thoạt nhìn thoáng qua không khác gì chiếc bàn học sinh thông thường. Tuy nhiên, AiT lại được trang bị rất nhiều thiết kế thông minh bên trong như sạc không dây trên mặt bàn, loa bluetooth, cảm biến đo chất lượng không khí, khóa tủ điện mở bằng điện thoại, khay để làm nóng hoặc làm lạnh cốc uống nước...

{keywords}
Bàn cảm ứng hiện nay được xem là loại smart table phổ biến nhất trên thế giới với nhiều mẫu mã chủng loại khá đa dạng

Cao cấp nhất thế giới hiện nay có lẽ là D-Table, chiếc bàn cảm ứng đa điểm được sáng tạo bởi nhà thiết kế người Ý Danilo Cascella. Về cơ bản đây là một chiếc màn hình cỡ lớn được thiết kế để trở thành bàn họp, nơi người dùng có thể thao tác trực tiếp trên đó. Chiếc bàn này được trang bị cấu hình tầm trung để người dùng sử dụng các tác vụ mượt mà trên Windows 10. 

Nhìn chung, những loại bàn thông minh kiểu này không tập trung vào thiết kế quá cầu kỳ (chạm khắc rồng, phượng) hay chất lượng gỗ quá tốt (đinh, lim, sến, táu). Do đó, smart table đúng nghĩa vẫn chưa phổ biến ở thị trường Việt Nam do khác biệt lớn về nhu cầu. Người Việt muốn sở hữu những loại bàn này phải tìm cách đặt mua và vận chuyển về từ nước ngoài, mà có thể gặp không ít rủi ro trong suốt quá trình giao vận.  

Phương Nguyễn

Có nên 'ham hố' mua hàng Nhật bãi?

Có nên 'ham hố' mua hàng Nhật bãi?

Giống như thị trường hàng công nghệ xách tay, hàng Nhật bãi lâu nay vẫn được xem là món hời đối với dân chuyên săn hàng điện tử, điện lạnh.