{keywords}
 

Hôm 18/3, Ford cho biết, khủng hoảng chip toàn cầu, kết hợp với siêu bão gần đây tại Mỹ buộc họ phải lắp ráp xe và giữ lại “vài tuần” cho tới khi hoàn thiện và xuất xưởng. Dự kiến có hàng ngàn xe bị ảnh hưởng. Ngoài ra, Ford còn phải tạm dừng sản xuất tại các nhà máy tại Louisville (Mỹ) và Cologne (Đức).

Ford dự đoán lợi nhuận năm nay có thể giảm từ 1 tới 2,5 tỷ USD.

Khủng hoảng chip đang tấn công ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Các hãng xe phải đóng cửa hai tháng trong suốt dịch Covid-19 năm 2020 và hủy bỏ đơn hàng chip. Trong khi đó, nhu cầu chip từ ngành điện tử tiêu dùng lại tăng đột biến do mọi người làm việc, học tập từ xa. Hiện tại, nhà sản xuất ô tô phải cạnh tranh để mua được chip.

Tháng trước, Ford đã phải giảm số ca tại hai nhà máy chế tạo xe tải F-150 sau khi cắt giảm sản xuất các mẫu xe khác. Cũng như đối thủ, công ty phải ưu tiên và phân bổ chip cho các mẫu xe đem lại lợi nhuận cao.

Cùng ngày, Nissan của Nhật Bản cho biết, khủng hoảng chip khiến họ phải giảm sản xuất tại các nhà máy ở Smyrna, Tennessee, Canton, Mississippi và Aguascalientes, Mexico. Hãng xe không tiết lộ thiệt hại bao nhiêu cho quyết định này.

Hồi đầu tuần, GM thừa nhận phải lắp ráp một vài mẫu xe bán tải mà không có mô-đun quản lý nhiên liệu. Trước đó, công ty chia sẻ khủng hoảng chip có thể khiến họ mất tối đa 2 tỷ USD lợi nhuận năm nay.

Theo Ford, các mẫu xe tải và SUV được lắp ráp mà thiếu một số linh kiện như mô-đun điện. Ford không nêu tên các nhà cung ứng song theo người phát ngôn, những bộ phận bị thiếu liên quan tới chức năng cơ bản như motor gạt mưa kính trước, hệ thống thông tin giải trí.

Du Lam (Theo Reuters)

 

Chiến lược giúp Toyota ‘ung dung’ trong khủng hoảng chip toàn cầu

Chiến lược giúp Toyota ‘ung dung’ trong khủng hoảng chip toàn cầu

Quyết định dự phòng chip của Toyota đã được khởi xướng từ một thập kỷ trước, sau thảm họa Fukushima.