Trước đây, hành khách đi máy bay thường giết thời gian bằng cách ngủ, nghe nhạc, đọc sách hay xem phim. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi khi ngày nay chúng ta có thể kết nối Internet ngay trên máy bay. Các hãng hàng không phục vụ Internet cho hàng triệu lượt khách mỗi năm và cho biết Wi-Fi trên chuyến bay rất được ưa chuộng. Hãng hàng không Alaska Airlines của Mỹ ước tính 35% hành khách sử dụng dịch vụ Wi-Fi 8 USD của mình để lướt web, streaming.

Dù hầu hết đều cho dùng ứng dụng nhắn tin miễn phí, hành khách phải trả tiền nếu muốn truy cập Internet đầy đủ. Chẳng hạn, hãng hàng không Delta tính phí gần 50 USD/tháng cho các chuyến bay nội địa. Với thị trường ước tính 5 tỷ USD và dự kiến tăng lên hơn 12 tỷ USD vào năm 2030, có nhiều dư địa để tăng trưởng.

{keywords}
(Ảnh: gogoair)

Internet trên máy bay đã có mặt gần hai thập kỷ. Nhà sản xuất máy bay Boeing công bố dịch vụ mang tên Connexion vào tháng 4/2020 và ra mắt lần đầu trên chuyến bay từ Munich đến Los Angeles năm 2004. Dù Boeing chấm dứt dịch vụ năm 2006 vì cho rằng thị trường không được như kỳ vọng, sự tiến bộ cả smartphone và nỗ lực không ngừng từ các nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh, cũng như các hãng hàng không đã giúp cho công nghệ này tiến bộ vượt bậc trong thập kỷ qua.

Có hai loại kết nối Internet chính, đầu tiên là ATG (air-to-ground), dựa vào ăng-ten gắn trên máy bay để bắt tín hiệu từ các tháp trên mặt đất. Nhược điểm của ATG là phụ thuộc vào mật độ cũng như kết nối của tháp nên nếu bay qua các khu vực hẻo lánh, sa mạc hay biển sẽ bị rớt mạng. Tốc độ kết nối tối đa khoảng 5 megabit/giây, theo Andrew Zignani, Giám đốc nghiên cứu hãng ABI Research. Để so sánh, tốc độ tải xuống trung bình của băng rộng di động và cố định là 30 megabit/giây và 67 megabit/giây, theo Speedtest. Cho đến nay, vấn đề lớn nhất của ATG là tốc độ, độ phủ, rớt mạng và giá cả.

Đây là lý do vì sao các hãng hàng không và nhà cung cấp dần chuyển sang kết nối vệ tinh vì chúng phủ sóng gần như cả chặng bay và duy trì tín hiệu ổn định khi bay trên không. Intelsat là một trong số này, sở hữu mạng lưới hơn 50 vệ tinh, phục vụ các hãng hàng không như Alaska, American, Delta, United, Air Canada, British Airways, Cathay Pacific. Viasat, một nhà cung cấp lớn khác, dùng mạng lưới vệ tinh riêng để cung cấp kết nối tốc độ cao. Công ty giới thiệu dịch vụ lần đầu vào năm 2013 và hiện phục vụ hơn 10 hãng hàng không toàn cầu.

Tuy nhiên, kết nối vệ tinh hiện cũng chỉ có tốc độ 100 megabit/giây/máy bay, hay khoảng 15 megabit/giây/thiết bị, thua xa Wi-Fi dưới mặt đất. Nhiều hãng hàng không đang kết hợp nhiều nhà cung cấp và công nghệ khác nhau, dựa theo loại tàu bay và lộ trình. Những người chơi mới như Starlink, dịch vụ Internet vệ tinh của tỷ phú Elon Musk, cũng gia nhập cuộc đua. Đầu năm nay, SpaceX thông báo hợp tác với Hawaiian Airlines để cung cấp Internet tốc độ cao thông qua mạng lưới vệ tinh quỹ đạo thấp của Starlink.

Wi-Fi trên máy bay còn phải cải thiện nhiều nếu muốn đạt tới mức độ như Wi-Fi dưới mặt đất. Khác biệt lớn nhất là sự phức tạp do yếu tố di động. Máy bay bay ở tốc độ cao và trên các khu vực rộng lớn. Dù vệ tinh giải quyết một số hạn chế mà cột tháp viễn thông đối mặt, việc mở rộng mạng lưới vệ tinh để theo kịp nhu cầu không rẻ và dễ dàng. Triển khai các tháp viễn thông mới nhanh và ít tiền hơn nhiều so với phóng một vệ tinh.

Khảo sát năm 2021 của Intelsat chỉ ra 65% các hãng hàng không, nhà cung cấp dịch vụ và nhà sản xuất thiết bị dự đoán lượng hành khách kết nối Internet khi bay sẽ tăng lên. Song, hai yếu tố cản trở là giá cao và kết nối nghèo nàn. Viasat, Intelsat và Starlink đều tiếp tục mở rộng năng lực mỗi năm bằng cách phóng nhiều vệ tinh hơn.

Ưu tiên hàng đầu là rút ngắn thời gian thực hiện các tiến bộ kỹ thuật. Điều đó chỉ làm được khi các công ty bắt tay với nhau để thúc đẩy tiêu chuẩn ngành.

Tầm nhìn của chúng tôi sẽ đạt được khi hành khách không thể phân biệt được giữa kết nối trên máy bay và mặt đất”, Jeff Sare, Chủ tịch Hàng không thương mại của Intelsat, chia sẻ.

Du Lam (Theo CNN)

Dùng trí tuệ nhân tạo phát hiện 20.000 bể bơi trái phép, thu 10 triệu EUR

Dùng trí tuệ nhân tạo phát hiện 20.000 bể bơi trái phép, thu 10 triệu EUR

Giới chức Pháp sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện hàng ngàn bể bơi tư nhân không khai báo, thu thuế các chủ sở hữu tổng cộng 10 triệu EUR.