{keywords}
Họp báo nhân dịp Kỷ niệm Ngày Thống nhất nước Đức năm 2020. Ảnh: ĐSQ Đức tại Hà Nội

Ngày 30/9, nhân kỷ niệm 30 năm ngày nước Đức tái thống nhất (3/10/1990-3/10/2020), Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner chủ trì họp báo để thông tin về ý nghĩa của sự kiện này, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Đức - Việt Nam. Năm 2020 cũng là năm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam. Trong quãng thời gian đó quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển liên tục.

Đức và Việt Nam hợp tác với nhau trong nhiều lĩnh vực như chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, giáo dục và đào tạo... Bảo vệ môi trường và cung cấp năng lượng bằng cách tăng cường khai thác các nguồn năng lượng tái tạo và tăng hiệu suất sử dụng năng lượng là những trọng tâm của các nỗ lực hợp tác phát triển của Đức tại Việt Nam.

Chẳng hạn, vào tháng 6, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (EREA) trực thuộc Bộ Công Thương cùng với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ tổ chức hội thảo khởi động Dự án “Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường Năng lượng sinh học bền vững ở Việt Nam (BEM)” tại Hà Nội. Dự án được thực hiện từ năm 2019 tới 2023 nhằm phát triển các điều kiện tiên quyết cho việc sử dụng năng lượng sinh học bền vững để phát điện và nhiệt ở Việt Nam.

Cụ thể, dự án BEM hỗ trợ thực hiện để đạt các mục tiêu về năng lượng tái tạo được nêu trong Quy hoạch phát triển điện VII sửa đổi, Chiến lược tăng trưởng xanh và Nghị quyết số 55/NQ-TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Dự án BEM do Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân Cộng hòa Liên bang Đức (BMU) tài trợ thông qua Chương trình Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI) và do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và GIZ thực hiện.

Đại sứ Guido Hildner tin tưởng Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 sẽ thúc đẩy những khuynh hướng phát triển này. Thời gian tới, năng lượng gió tiếp tục là ưu tiên hợp tác giữa Đức và Việt Nam, bên cạnh các lĩnh vực như giáo dục và đào tạo.

Hải Lam

Đại diện Bộ Công Thương: Dự án năng lượng tái tạo nên chuyển sang cơ chế đấu thầu

Đại diện Bộ Công Thương: Dự án năng lượng tái tạo nên chuyển sang cơ chế đấu thầu

Trong phiên diễn đàn vừa qua, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương chia sẻ rằng, để phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo, các dự án nên chuyển sang cơ chế đấu thầu.