Với ô tô hay xe máy, để có được sự vận hành ổn định nên thường xuyên được sử dụng bởi các bộ phận như trục cam, trục khuỷu, hộp số…cần có lớp màng bảo vệ hình thành trong quá trình dầu bôi trơn lan tỏa. Nếu phải đỗ một chỗ thời gian dài, nhiều bộ phận, chi tiết dễ hư hại nếu không được chăm sóc cẩn thận.

Trong 15 ngày tới đây (từ 1/4), người dân Việt Nam sẽ thực hiện cách ly toàn xã hội do diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Để đảm bảo cho “xế yêu” vẫn vận hành ổn định sau nhiều ngày không dùng đến, người dùng cần lưu ý những việc sau.

Tránh đỗ xe ở những nơi ẩm thấp

Nếu không sử dụng một thời gian dài, nên đỗ xe ở trong gara, nơi có mái che. Nhưng nếu phải đỗ ngoài trời hoặc những khu vực thiếu điều kiện giữ gìn, cần lưu ý tránh đỗ nơi dễ ngập nước, khu vực bùn lầy. Đây là những yếu tố khiến độ ẩm tại các chi tiết như vành, má phanh, dây phanh tay, ổ trục các-đăng, hốc bánh xe…dễ bị ăn mòn hóa học.

Bên cạnh đó, nên đỗ ở nơi có bóng mát đề phòng nhiệt độ lên cao làm lão hóa các chi tiết nhựa như gioăng, nẹp. Nếu dùng bạt phủ hoặc che xe cũng không nên che chắn quá kín bởi với thời tiết nóng ẩm đặc trưng ở Việt Nam, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để xe sinh ẩm mốc, tăng độ han gỉ.

Những việc cần làm với xế yêu trong 15 ngày cách ly toàn xã hội
Đỗ xe nơi hầm chứa hoặc có mái che là cách bảo quản xe tốt nhất khi không đi một thời gian dài


Đặc biệt, nếu xe bạn không phải là loại có phanh tay điện tử mà là cơ khí (cần kéo hoặc thanh kéo), nên hạ phanh tay xuống nếu đỗ lâu dài. Vì thời gian lâu khiến lực ép từ má phanh lên đĩa phanh làm cho khu vực này lõm lại, dẫn đến việc bề mặt đĩa sẽ trở nên gồ ghề, dẫn đến hiện tượng kẹt, bó khi sử dụng lại. Nếu vị trí đỗ không bằng phẳng, có thể dùng vật cứng chèn bánh xe.

Rửa xe sạch sẽ

Những việc cần làm với xế yêu trong 15 ngày cách ly toàn xã hội
 


Khi không sử dụng xe dài ngày, cần rửa và vệ sinh nội ngoại thất. Điều này không chỉ giúp chiếc xe trông ưng mắt mà còn giúp loại bỏ hết các yếu tố dơ bẩn trong quá trình hoạt động như bùn đất, vết ố phân chim, thức ăn bám bẩn trong nội thất. Theo các chuyên gia ô tô, các vết bẩn có yếu tố hóa chất như phân chim, đồ ăn có dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nước sơn của xe, đặc biệt nội thất như da, nhựa...sẽ nhanh chóng bạc màu và xuống cấp.

Kiểm tra lốp

Những việc cần làm với xế yêu trong 15 ngày cách ly toàn xã hội
 

Việc đỗ xe lâu ngày sẽ khiến bề mặt 4 lốp xe cố định ở một vị trí, dễ dẫn đến bị lão hóa nhất là khi bị tăng diện tích bề mặt tiếp xúc do trọng tải của xe đè xuống. Để tránh điều này, nên bơm lốp căng hơn một chút so với tiêu chuẩn khuyến cáo của nhà sản xuất. Đồng thời cũng không nên đỗ xe ở vị trí không bằng phẳng (dốc, vỉa hè…).

Chú ý ắc-quy

Những việc cần làm với xế yêu trong 15 ngày cách ly toàn xã hội
 

Khi ngưng hoạt động lâu, ắc-quy trong xe sẽ mất dần khả năng sạc lại, có thể dẫn đến thiếu điện để đề nổ. Vì vậy, có thể nên tháo cọc “âm” bình ắc-quy nếu xe của bạn là xe đời cũ. Với xe đời mới, việc tháo cọc bình ắc-quy có thể dẫn đến mất các cài đặt hệ thống âm thanh, thời gian, báo động…

Vì vậy, cách tốt nhất là ít nhất mỗi tuần nên kiểm tra và nổ máy xe một lần từ 15 phút trở lên để động cơ xe vừa hoạt động trơn tru, vừa tái nạp bổ sung điện cho ắc-quy.

Tháo cần gạt mưa

Cần gạt nước mưa có một lớp cao su, khi lớp cao su này để lâu trong thời gian dài, nó sẽ bị biến chất, nhất là trong điều kiện đỗ ngoài trời, dẫn đến bị chảy và dính chặt lên kính. Vì vậy nên bớt chút thời gian tháo chốt, cất cần gạt mưa cho đến khi sử dụng lại. Hơn nữa việc tháo cần gạt mưa cũng giúp những tài xế phải đỗ xe ngoài trời tránh bị trộm vặt nhòm ngó.

Đổ đủ nhiên liệu

Đừng chủ quan cho rằng xăng (dầu) trong bình nhiên liệu chưa tới “vạch đỏ” thì không cần phải đổ thêm. Nếu bình nhiên liệu còn quá nhiều khoảng trống, xe đỗ một thời gian dài sẽ khiến khí ẩm xâm nhập vào gây ngưng tụ hơi nước, dẫn đến hiện tượng "nghẹt xăng", khó nổ máy.

Đáng ngại hơn, theo chuyên gia ô tô Chris Kaiser của trang Carsforsale, xăng/dầu không chỉ cung cấp nhiên liệu cho xe mà còn làm mát cho hệ thống bơm nhiên liệu điện trên những chiếc xe đời mới.

Khi bể chứa gần trống có thể làm cho bơm nhiên liệu lúc hoạt động hút không khí và quá nóng, làm tăng sự hao mòn cho máy bơm, có thể hỏng bất cứ lúc nào. Ngay tại Việt Nam, kỹ sư Lê Văn Tạch cũng từng cảnh báo thói quen chạy xe gần cạn mới đổ xăng dễ khiến chủ xe tốn tiền không ít, có trường hợp mất tới 13 triệu đồng (Toyota Fortuner) chỉ vì đi cố, hỏng bơm xăng. Vì vậy không cần phải đợi cho đến lúc xăng/dầu hạ giá kỷ lục như hiện nay mà cần duy trì thói quen đổ nhiên liệu đủ dùng (thường duy trì trên vạch giữa).

Tuy nhiên, cũng không cần thiết phải đổ xăng quá đầy bởi ngoài việc làm tăng trọng lượng xe, xăng đầy dễ tràn ra khu vực nắp bình xăng nếu đỗ ở vị trí không bằng phẳng, gây mùi hoặc tăng nguy cơ rò rỉ.

Việc đủ đổ nhiên liệu cũng giúp chủ xe khi cần dùng trở lại đỡ mất thêm thời gian chuẩn bị, đồng thời sẵn sàng cho những tình huống di chuyển khẩn cấp.