Việt Nam là một nước đang phát triển nằm trong vùng có tiềm năng năng lượng, với nguồn cung cấp dầu lớn, khai thác tương đối ổn định. Tuy nhiên, hàng năm vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn xăng và dầu hỏa.

Mặt khác, theo tính toán của các chuyên gia về năng lượng, với tốc độ tăng trưởng trung bình 7,1-7,2%/năm (2001- 2020) nhu cầu điện 201 tỷ kWh (năm 2020) sẽ lên tới 327 tỷ kWh (năm 2030), trong khi đó, huy động cả nước sản xuất năng lượng nội địa tối đa tương ứng cũng chỉ được 165 tỷ kWh và 208 tỷ kWh.

Như vậy, đến năm 2020 theo phương án cơ sở, trong nước thiếu tới 36 tỷ kWh và đến năm 2030 thiếu gần 119 tỷ kWh, xu hướng gia tăng sự thiếu hụt nguồn điện sẽ ngày càng gay gắt hơn và tiếp tục kéo dài trong những giai đoạn sau.

{keywords}

Trong khi đó, dầu mỏ và khí đốt phần lớn khai thác ở ngoài khơi, nên đầu tư khai thác cho năng lượng tại Việt Nam gấp đôi các nước ở khu vực. Trong công nghiệp hoá dầu do buông lỏng quản lý nên chưa thu hút được một cách hiệu quả đầu tư nước ngoài, vẫn phụ thuộc nhiều về giá xăng và dầu hoả thị trường thế giới, số tiền thu được từ xuất dầu thô chỉ để trang trải cho nhập loại năng lượng tinh này.

Khủng hoảng năng lượng đang gần kề, mà Việt Nam đang phải theo đuổi mục tiêu thiên niên kỷ đã từ lâu là giải quyết mối liên hệ giữa nghèo đói-môi trường-năng lượng. Đó là vấn đề quyết định sự thành bại trong quá trình đuổi kịp và hội nhập vào nền kinh tế tiên tiến của các nước khu vực và trên thế giới.

Theo đánh giá của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, tình hình an ninh năng lượng của Việt Nam nặng nề hơn các nước khu vực vì ở trong lĩnh vực sản xuất tiêu tốn năng lượng trên cùng một đơn vị sản phẩm nhiều gấp 1,7 lần so với các nước trong khu vực. Trong dân sinh mức độ tiêu thụ năng lượng hàng năm gia tăng một cách nhanh chóng, khoảng 20% ở đô thị, 10% ở nông thôn.

Nói tóm lại, an ninh năng lượng của Việt Nam không tách khỏi an ninh năng lượng thế giới và khu vực, hơn thế nữa còn bị áp lực nặng hơn do các thiết bị, máy móc lạc hậu hàng mấy thế hệ- tiêu thụ năng lượng nhiều; trong sản xuất và đời sống, người dân chưa có thói quen tiết kiệm năng lượng. Về phía các doanh nghiệp Nhà nước, rất nhiều người vẫn còn mang nặng suy nghĩ bao cấp năng lượng.

Tiết kiệm năng lượng vẫn còn là lĩnh vực mới ở Việt Nam, tâm lý ngán, ngại khi phải thực hiện chương trình năng lượng vẫn rất phổ biến ở các giám đốc doanh nghiệp quốc doanh. Họ cho rằng nếu thành công, chưa chắc đã được khen, còn như thất bại thì chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Ngoài ra, nhiều người cho rằng còn những chuyện cấp bách phải làm hơn là phải cất công tắt bớt một ngọn đèn, tiết kiệm hơn trong sử dụng điều hoà nhiệt độ. Hơn nữa, tiết kiệm năng lượng tuy có lợi cho doanh nghiệp, nhưng lại ít khi mang lại quyền lợi trực tiếp cho cá nhân giám đốc hoặc những người có quyền quyết định trong doanh nghiệp Nhà nước.

Ở các doanh nghiệp tư nhân, vấn đề tiết kiệm năng lượng được chú ý hơn vì họ ý thức được rằng tiền tiết kiệm được chính là tiền của họ. Theo các chuyên gia tính toán chi phí để tiết kiệm 1kWh điện rẻ gấp 2-3 lần số tiền để sản xuất 1kWh điện. Cơ chế quản lý năng lượng hiện chưa có hiệu quả, gây thất thoát nhiều tỷ đồng trong đầu tư, phát triển năng lượng.

Bên cạnh đó, các quy định về vấn đề năng lượng còn thiếu và thực thi yếu nên chưa xử lý được một cách hiệu quả các vi phạm lãng phí, chưa động viên khuyến khích những đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc tìm ra năng lượng mới, áp dụng tiến bộ khoa học để tiết kiệm điện trong sản xuất và tiêu dùng…Nghiên cứu sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm năng lượng là một chính sách của bất kể quốc gia nào, kể cả trong lúc không có hay có khủng hoảng về năng lượng.

Việt Nam là nước có mức sử dụng năng lượng thấp nhất, nhưng trong quá trình sản xuất năng lượng và sử dụng năng lượng đều có tổn thất năng lượng cao và hiệu quả sử dụng thấp, lãng phí năng lượng còn nhiều. Do đó, chương trình sử dụng năng lượng có hiệu quả và tiết kiệm phải là quốc sách, có cơ chế thích hợp để thực hiện chương trình này.

Điệp Lưu

Nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 20% tổng cung năng lượng vào năm 2030

Nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 20% tổng cung năng lượng vào năm 2030

Chính phủ đặt mục tiêu các nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm 15 – 20% tổng cung năng lượng sơ cấp đạt vào năm 2030 và 25-30% vào năm 2045.