{keywords}
Chương trình trao danh hiệu Năng lượng xanh của Hà Nội đã triển khai từ năm 2017

Mục tiêu đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu đạt mức tiết kiệm năng lượng 5-7% tổng tiêu thụ năng lượng và giảm mức tổn thất điện năng xuống thấp hơn 4% trên toàn thành phố, theo Quyết định số 3700/QĐ-UBND vừa được UBND TP Hà Nội ban hành.

Trách nhiệm chủ trì thuộc về Sở Công Thương, thanh kiểm tra giao cho UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn, nhưng trước đó nhiều công trình lớn ở Hà Nội đã đáp ứng tốt yêu cầu tiết kiệm năng lượng.

Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp, chủ đầu tư đã có nhận thức đúng đắn về tiết kiệm năng lượng song hành với bảo vệ môi trường trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Năm 2020, Hà Nội cũng đặt mục tiêu loại bỏ hoàn toàn túi nilon không phân hủy ra khỏi các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn.

Đáng chú ý nhất là việc triển khai Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng như công nhận danh hiệu năng lượng xanh cho các công trình trên địa bàn thành phố. Năm 2019, đã có 33 cơ sở đạt danh hiệu này. Theo đánh giá sơ bộ, việc triển khai chương trình giúp Hà Nội tiết kiệm được 192,2kTOE (nghìn tấn dầu quy đổi), đạt 2,6% so với dự báo nhu cầu đạt kế hoạch và mục tiêu đặt ra.

Các công trình năng lượng xanh năm 2019 nổi bật trên địa bàn thành phố có thể kể đến Trung tâm thương mại Vincom Royal City, Khách sạn Daewoo, Tháp Láng Hạ, Landmark 72 Tower, Tòa nhà Artemis... 

Trước đó nữa, nhiều công trình trên địa bàn thủ đô đã thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, đem lại lợi ích cho chính chủ đầu tư mà thời gian hoàn vốn ngắn hơn nhiều so với dự tính. 

{keywords}
JW Marriott là một trong số những công trình năng lượng xanh tiêu biểu của thủ đô

Chẳng hạn như khách sạn JW Marriott từ năm 2017 đã áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật như cải tạo tháp giải nhiệt, thay mới đèn LED, tái sử dụng nước thải, lắp biến tần cho máy bơm, điều hòa. Kết quả, khách sạn này tiết kiệm được 6,5 tỷ đồng/năm nhờ giảm 1.634 triệu kWh điện, 150.000 lít dầu, 34.000 m3 nước tiêu thụ, với kế hoạch đặt ra trong 5 năm tiếp theo là tiết kiệm khoảng 30 tỷ đồng.

Một khách sạn khác là Pullman cũng đã áp dụng các giải pháp tối ưu hệ thống như chỉ chạy nguồn lạnh khi nhiệt độ môi trường trên 22 độ C, điều hòa tự tắt khi nhiệt độ bên ngoài dưới 22 độ C, sử dụng rơ-le tự động bật tắt, thay mới đèn LED. Các giải pháp này giúp tiết kiệm 6-8% tổng năng lượng tiêu thụ cho khách sạn từ năm 2018.

Một công trình khác đã áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng từ 3 năm qua và cho hiệu quả tích cực, đó là Trung tâm thương mại Vincom Nguyễn Chí Thanh. Các giải pháp mà Trung tâm thương mại này áp dụng gồm hệ thống quản lý tòa nhà thông minh, thay mới đèn LED, lắp biến tần cho máy bơm nước, quạt cắt gió ở các cửa ra vào, chế độ radar cho thang cuốn.

Nhờ đó, công trình này đã tiết kiệm được 1.590.309 kWh điện trong năm 2018. Sản lượng điện này tương đương 4.373 tỷ đồng hay gần 700 tấn CO2 giảm phát thải ra môi trường, theo tính toán của các chuyên gia.

{keywords}
Vincom Nguyễn Chí Thanh

Ngoài các công trình tòa nhà, các nhà máy xí nghiệp cũng hưởng ứng phong trào năng lượng xanh của thành phố. Như Công ty CP Bia Hà Nội - Kim Bài sau 3 năm áp dụng (2016-2018) các giải pháp đồng bộ đã tiết kiệm được 477.906 kWh điện và 61,68 tấn than, tương đương với số tiền tiết kiệm được là 1,04 tỷ đồng. 

Hay như Công ty Parker Processing Việt Nam trong 3 năm gần nhất cũng tiết kiệm được 1.357.920 kWh điện và 122.847 kg gas, tương đương lượng tiền tiết kiệm 4,1 tỷ đồng và giảm phát thải 577 tấn CO2. Kết quả này có được là nhờ các giải pháp như lắp biến tần, sử dụng khí LNG (gas), thay mới đèn tuýp LED mà không cần cải tạo lại máng đèn.

Một kết quả khác góp phần quan trọng vào sự phát triển năng lượng của thành phố. Đó là 8 tháng đầu năm 2020, Hà Nội đã có 740 khách hàng lắp đặt và vận hành điện mặt trời mái nhà, đạt công suất 8,97 MWp. Kết quả này có được là nhờ EVN Hà Nội đã phối hợp tích cực với Tập đoàn Sơn Hà, Công ty SolarBK để đưa ra các gói ưu đãi, tài trợ cho khách hàng tham gia khai thác nguồn năng lượng tái tạo này.

Với vai trò của thủ đô, Hà Nội đang từng bước đi đầu và tiên phong trong công cuộc xanh hóa đô thị, góp phần đáng kể vào mục tiêu tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam theo cam kết với cộng đồng quốc tế.

Phương Nguyễn

Ứng dụng giải pháp năng lượng tái tạo trên nền tảng IoT

Ứng dụng giải pháp năng lượng tái tạo trên nền tảng IoT

Một số giải pháp tăng cường áp dụng năng lượng tái tạo kết hợp quản lý trên nền tảng công nghệ IoT đã được giới thiệu tại hội nghị tổ chức ngày 15/9 tại Đồng Nai.