Ảnh minh họa: Internet

Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ đã đưa ra các quy định và các chế tài xử phạt cao hơn đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Theo đó, đối với các tài xế điều khiển ô tô khi tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ phải chịu mức phạt hành chính từ 16 - 8 triệu đồng. Ngoài ra, các hành vi vi phạm này sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 4 - 6 tháng.

Mức phạt vi phạm đối với người điều khiển xe máy tương ứng là 3 - 4 triệu đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng.

Nghị định này cũng quy định rõ đối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. Cụ thể, người tham gia điều khiển ô tô sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng hoặc phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng nếu không có giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Mức phạt này cũng được áp dụng trong trường hợp người điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn và chất ma túy của người thi hành công vụ cũng bị áp dụng mức phạt như trên.

Mặc dù mức xử lý vi phạm này đã khắt khe hơn so với trước đây. Thế nhưng, tình trạng vi phạm nồng độ cồn vẫn liên tục diễn ra trong thời gian gần đây gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Trong đó phải kể đến vụ tai nạn do tài xế Đỗ Xuân Tuyên sau khi uống nhiều cốc bia đã lái xe 7 chỗ gây nên cái chết của nữ công nhân môi trường đô thị ở khu vực đường Láng hôm 22/4, hay mới nhất là vụ việc tài xế điều khiển xe Mercedes khiến hai phụ nữ tử vong ở hầm Kim Liên (Hà Nội).

Theo số liệu từ Cục Cảnh sát giao thông, trong quý I/2019, lực lượng cảnh sát giao thông trên toàn quốc xử lý 38.700 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó có 814 tài xế ô tô. Những địa phương có kết quả xử lý cao như: TP.HCM (3.295 trường hợp); Phú Thọ (2.520 trường hợp); Bến Tre (2.169); Cần Thơ (2.132 trường hợp)...

Nhiều ý kiến chia sẻ trên mạng xã hội cho rằng, các biện pháp xử lý hành chính chưa đủ sức răn đe đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Tại một số quốc gia như Mỹ, Úc…vi phạm nồng độ cồn khi lái xe thậm chí được xem là một loại tội phạm và thay vì chỉ bị xử phạt hành chính, người vi phạm sẽ hải chịu cả các hình phạt tù hay truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, điều quan trọng nhất là người điều khiển giao thông cần có ý thức khi sử dụng rượu, bia thì tuyệt đối không lái xe.

Sau nhiều vụ "xe điên" gây tai nạn liên hoàn vì rượu bia, mới nhất là vụ xảy ra ở hầm Kim Liên hôm 1/5 khiến 2 phụ nữ thiệt mạng, thông điệp "Đã uống rượu bia thì không lái xe" được chia sẻ mạnh mẽ hơn bao giờ hết trên các mạng xã hội. Thông điệp "Đã uống rượu bia thì không lái xe" đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong dư luận và trên các mạng xã hội sau vụ tai nạn ở hầm Kim Liên vừa qua. Hậu quả của việc lái xe khi uống rượu bia thì đã được cảnh báo từ lâu, nhưng gần đây chúng ta càng thấy rõ qua những vụ việc nghiêm trọng.

Cũng theo Cục Cảnh sát giao thông, các lực lượng chức năng sẽ siết chặt kiểm soát cồn và ma túy của lái xe. Theo đó, công an các đơn vị, địa phương sẽ huy động tối đã lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm của người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn trên tất cả các tuyến giao thông đường bộ trong cả nước. Kế hoạch sẽ thực hiện từ ngày 20/4 cho đến hết ngày 20/12/2019.

Thông qua công tác TTKS sẽ chủ động phát hiện, phòng ngừa ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi vi phạm của người điều khiển xe mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm về nồng độ cồn và các hành vi vi phạm pháp luật khác, góp phần kiềm chế, giảm TNGT. Từ đó đánh giá thực trạng người điều khiển xe sử dụng chất ma túy và chất kích thích khác khi tham gia giao thông hiện nay. Phát hiện những tồn tại, bất cập trong quản lý người lái xe, để kiến nghị cơ quan chức năng khắc phục.

Bên cạnh các tuyến giao thông đường bộ trong cả nước, lực lượng Công an còn tập trung kiểm soát, xử lý vi phạm tại các nơi xuất phát, khu vực bến xe, bến cảng, kho bãi; khu vực quán bar, vũ  trường, nhà hàng quán ăn; khu vực phức tạp về an, trật tự, ma túy...