Dần dà, những đứa trẻ phải lớn lên một mình ấy muốn tìm kiếm sự chú ý, tình cảm của ba mẹ, bằng cách trở thành bản sao của họ trong sự ngỡ ngàng của người lớn.

Ba mẹ đã bỏ lỡ khoảnh khắc gì của con?

Những đứa trẻ không muốn chia sẻ ba mẹ với bất kì ai, kể cả chiếc điện thoại nhỏ xíu. Và trong suy nghĩ ngây thơ của mình, bé sẽ bày đủ trò để được ba mẹ nhìn, rủ được ba mẹ chơi với mình.

Bé chạy nhảy lấm bẩn đầy người, bé lấy son của mẹ làm màu vẽ tranh trên áo quần, bé hoá trang thành siêu nhân với chiếc áo của ba, bé cố bắt chước một điệu nhảy, học thuộc một bài hát để khi tan trường về hát cho mẹ nghe.

Khi ba me mai nhin dien thoai, con da lon len mot minh hinh anh 1
Khi ba me mai nhin dien thoai, con da lon len mot minh hinh anh 2
Bộ tranh “Ba mẹ ơi nhìn con đi” đã chạm đến vấn đề mà hầu như gia đình hiện đại nào cũng ít nhiều vướng phải.

Nếu không thành công, bé sẽ tìm cách gây chú ý. Đó là lý do vì sao mẹ hay bực mình thốt lên rằng sao mẹ càng bận rộn, con lại càng nghịch ngợm. Sao mẹ cần tập trung làm việc nhà một chút, đọc hết một bài báo trên mạng mà con cứ lăng xăng quấy nhiễu? Thực ra, bé chỉ muốn được ba mẹ nhìn, ba mẹ quan tâm.

Khi bị chiếc điện thoại giành mất mẹ, bé thường cố gắng bắt chước người lớn. Và dần dà, trẻ sẽ biến thành bản sao của ba mẹ, ngày ngày chỉ cúi nhìn vào chiếc điện thoại, lớn lên mà thiếu đi những trải nghiệm đa dạng của cuộc sống.

Khi ba me mai nhin dien thoai, con da lon len mot minh hinh anh 3
Bé “làm bạn” với cỏ cây, với những vật nuôi trong gia đình vì không nhận được sự quan tâm đúng mực của ba mẹ.

Cho con cơ hội vui chơi, lấm bẩn bên ba mẹ

Bộ tranh “Ba mẹ ơi nhìn con đi” khiến các bậc phụ huynh và loạt sao Việt phải nhìn lại chuyện dành thời gian cho con.

"Cũng nhiều lần mình mải ôm điện thoại, vô tình làm con gái phải hụt hẫng. Có nhiều điều con muốn chia sẻ với mẹ, mong chờ mẹ ở bên khen ngợi hay an ủi, nhưng mẹ lại chú ý vào chuyện khác, không để ý đến cảm xúc của con" - ca sĩ Phạm Quỳnh Anh chia sẻ.

Khi ba me mai nhin dien thoai, con da lon len mot minh hinh anh 4
Khi ba me mai nhin dien thoai, con da lon len mot minh hinh anh 5
Bé cần thời gian trải nghiệm cuộc sống cùng bố mẹ.

Diễn viên Ngọc Lan trải lòng trên trang cá nhân rằng làm cha mẹ, ai cũng muốn dành trọn thời gian bên con, muốn con luôn ở trong tầm mắt, lắng nghe mọi điều con bày tỏ. Nhiều khoảnh khắc vô giá con muốn chia sẻ cùng mẹ, háo hức muốn mẹ thấy, nhưng mình lại vừa chăm con vừa mải mê điện thoại.

Cô tâm sự: "Không chỉ người mẹ trong bộ tranh mà có lẽ chính mình cũng bỏ lỡ nhiều trải nghiệm quý giá, bỏ qua những lúc nên đồng hành cùng con khám phá, vui chơi, làm cậu chàng tiu nghỉu vì mẹ không hưởng ứng".

Cuộc sống càng hiện đại, áp lực dành cho ba mẹ càng lớn. Chính vì thế, khi về nhà, người lớn thường chỉ muốn được "yên thân", được có một chút thời gian dành cho mình, để đọc một bài báo, lướt xem tin tức của bạn bè trên mạng xã hội. Đôi khi mẹ mệt quá, "đẩy" con ra khỏi vòng tay để được vài phút rảnh rang.

Khi ba me mai nhin dien thoai, con da lon len mot minh hinh anh 6
Khi ba me mai nhin dien thoai, con da lon len mot minh hinh anh 7
Bé học hỏi nhiều điều khi được vui chơi, lấm bẩn.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch chia sẻ: "Muốn một đứa trẻ hạnh phúc, hãy cho bé khám phá thế giới và cuộc đời. Ba mẹ hãy bỏ thời gian dắt bé đi chơi, tham gia những trò chơi mang tính trải nghiệm, cho con mình làm dơ quần áo đi. Đừng ngại, vì đó sẽ là bài học để con trưởng thành và hạnh phúc".

Dành thời gian cho con là cách ba mẹ giúp bé có thêm trải nghiệm để trưởng thành. Bên cạnh có thêm nhiều trải nghiệm, việc dành thời gian bên con còn giúp trẻ có cảm giác được yêu thương, thêm tự tin.

Khi ba me mai nhin dien thoai, con da lon len mot minh hinh anh 8
Khi ba me mai nhin dien thoai, con da lon len mot minh hinh anh 9
"Cảm giác được là người quan trọng trong mắt mẹ với một đứa trẻ thực sự rất quan trọng. Chính cảm giác ấy cho mình sức mạnh để lớn lên, để luôn tự tin vào chính mình và vượt qua những giông gió cuộc đời" - Diễm My 9X bày tỏ.

Theo bài viết đăng trên Psycology Today, việc bé được chơi cùng ba mẹ đem lại nhiều lợi ích. Bên cạnh việc tăng tính gắn kết với gia đình, chơi cùng ba mẹ giúp bé tăng khả năng vận động, lãnh đạo nhóm, phát triển nhận thức, kiểm soát cảm xúc tốt hơn, tăng khả năng tương tác xã hội. Ngoài ra, chơi cùng ba mẹ, bé sẽ học được nhiều kỹ năng mới mẻ.

Bằng cách cho con thời gian vui chơi bên mình, dẫu có lấm bẩn khắp người, đứa trẻ sẽ được hạnh phúc, có nhiều trải nghiệm, nhiều cảm xúc để không chỉ làm giàu cho tuổi thơ, mà còn là hành trang để con trẻ phát triển toàn diện.