Bài học từ thất bại và thành công của Microsoft

Lịch sử không thiếu các công ty nhanh chóng sửa chữa lỗi lầm để theo kịp với đổi thay của thị trường, hoặc rơi vào khủng hoảng khi không thể hòa nhập. Giữa những năm 90 của thế kỷ trước, vị thế thống trị nền tảng hệ điều hành máy tính của Microsoft bị thử thách bởi Netscape, Java và nhiều công nghệ mới có ý định biến mạng World Wide Web thành nền tảng mở bằng cách đưa ra nhiều phương án thay thế ít giới hạn, rẻ hơn phần mềm Windows.

Netscape đã từng đe dọa vị thế của Microsoft (Nguồn: Internet)

Microsoft rất kịp thời và quyết liệt thay đổi hướng đi của mình nhằm đối phó với sự cạnh tranh của Netscape Navigator. Tận dụng lợi thế của Windows và Server tại thời điểm đó, Microsoft đã biến Internet Explorer thành trình duyệt mặc định, nhằm điều hướng phần lớn động lượng tăng trưởng của đối thủ trong khi củng cố nền tảng Windows của mình.

Tuy nhiên, một thập niên sau đó, Microsoft bị lu mờ hoàn toàn bởi hệ điều hành iOS của Apple cho cả điện thoại và máy tính bảng. Ngoài ra, nỗ lực song song tiến công vào lĩnh vực tìm kiếm của Google cũng gặp thất bại lớn lao. Ngày nay, Microsoft thậm chí đang thu nhiều thành công hơn khi giành miếng bánh trong mảng điện toán cloud với Amazon.

Điều khiến Microsoft thành công - hoặc không - khi đương đầu những đổi thay quan trọng của công nghệ có thể ngay lập tức được nhắc tới chính là yếu tố lãnh đạo. Tuy nhiên, một nhân tố thiết yếu quyết định mức độ thành công chính là chất lượng công nghệ mà công ty sở hữu.

Mục tiêu của Netscape trong những năm 90 được dựa trên công nghệ web khá đơn giản. Microsoft có thể mua đứt bảng mã trình duyệt NCSA Mosaic của Netscape để từ đó tạo ra Internet Explorer (IE) của mình. Từ đó, IE được kết nối với thương hiệu và nền tảng Windows, trong khi Netscape vẫn đang loay hoay không biết kiếm tiền từ sản phẩm của mình như thế nào.

Thế mà 10 năm sau Microsoft không thể mua nổi một bản iOS. Apple vẫn tiếp tục phát triển mảng sản phẩm iPhone và iPad siêu lợi nhuận, còn Microsoft vẫn đang dậm chân với Windows chạy trên chip xử lý Intel – công nghệ chẳng thể cạnh tranh trên smartphone hay tablet.

Nỗ lực xây dựng một hệ điều hành cạnh tranh iOS từ con số không (bao gồm cả Windows Phone và WindowRT) đều mất nhiều thời gian hơn kỳ vọng. Không một sản phẩm nào có thể thu hút đủ nhanh để ngăn chặn mối đe dọa từ Apple trước khi iOS củng cố vị thế dẫn đầu của mình về mặt thương mại.

Một cách tương tự, Bing - công nghệ tìm kiếm và giám sát được Microsoft đầu tư hàng tỷ USD nghiên cứu chưa bao giờ đủ sức ganh đua với các dịch vụ web hỗ trợ quảng cáo vô cùng lợi nhuận của Google. Công nghệ Windows và Mosaic của thời 1990 không đủ sức để giữ Microsoft ở vị thế liên quan ở cả thiết bị di động và quảng cáo tìm kiếm trực tuyến.

Ở mảng dịch vụ cloud, Microsoft Azure là sản phẩm có khả năng cạnh tranh lớn hơn với cả Amazon và Google, đem lại một thị trường sôi động hơn, hỗ trợ được nhiều công ty thành công khác nhau. Các nhà đầu tư hiện tại đã gắn Microsoft với giá trị lớn hơn dù tập đoàn này đã thất bại trong lĩnh vực thiết bị đi động và công cụ tìm kiếm. Hầu như không ai quan tâm tới việc phần lớn nguồn thu của Microsoft đến từ bán bản quyền Windows trước khi mở rộng ra ứng dụng và dịch vụ khác.

Nhìn vào Apple qua lăng kính Microsoft

Những người phản đối Apple thường cho rằng Apple gặp khó khăn vì dựa dẫm quá nhiều vào kinh doanh iPhone để tăng doanh thu, tại thời điểm thị trường smartphone nhìn chung không đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh nữa. Ngoài ra, các thị trường mới mà Apple tạo ra trong những năm gần đâu, từ tablet tới đồng hồ đeo tay và thiết bị gia dụng cùng dịch vụ, đều không đáng kể so với khoản doanh thu hơn 166,7 tỷ USD hàng năm từ iPhone.

(Nguồn: Internet)

Trên thực tế, các mảng kinh doanh ngoài iPhone và Mac đem về cho Apple con số 73,4 tỷ USD, gấp gần 3 lần doanh thu từ Mac ở mức 25 tỷ USD. Nếu con số trên được cho là không đáng kể thì chắc toàn bộ doanh thu của Microsoft hay Google cũng chẳng được coi là nhiều. Tổng doanh thu Apple kiếm được từ các sản phẩm ngoài iPhone ở mức 100 tỷ USD hàng năm, mà vẫn bị lu mờ bởi iPhone thì chỉ có thể nói là tại smartphone của Apple quá “đỉnh” chứ không phải những sản phẩm khác không quan trọng. Lĩnh vực phát triển nhanh nhất và lớn nhất hiện tại của Apple là dịch vụ, nhanh hơn bất kỳ mảng kinh doanh phần cứng nào với 37,2 tỷ USD doanh thu thường niên.

Tuy chúng ta có thể nhìn thấy những thành công song song, và điểm yếu hiện hữu trong ngành công nghiệp smartphone, doanh thu từ iPhone của Apple không phải đối mặt với nguy cơ giống như Windows trong nhiều năm qua. Điều này không khiến một số nhà phân tích ngừng suy nghĩ về viễn cảnh iPhone sẽ là doanh nghiệp tự sụp đổ bởi chính sức nặng của mình. Các chuyên gia thích ví dụ về Blackberry và Nokia - những cái tên một thời đứng trên đỉnh cao thế giới về sản xuất điện thoại di động cho tới khi nhu cầu cho sản phẩm của họ nhanh chóng biến mất vào quên lãng. Có lẽ nào Apple cũng gặp số phận tương tự!

Nhưng, đó thực sự là logic ngược bởi một số lý do. Thứ nhất, tất cả các nhà sản xuất smartphone thành công cận biên đều kiếm phần lớn doanh thu từ smartphone. Bộ phận IM (IT & Mobile) của Samsung gần như không tạo được lợi nhuận ngoài kinh doanh smartphone, mặc dù đã mở rộng danh mục sản phẩm bán ra từ tablet, PC tới thiết bị phần cứng đeo tay, còn nhiều hơn cả Apple. Các thương hiệu Huawei, Lenovo, Oppo, Vivo và OnePlus rõ ràng cũng thu lợi nhuận nhiều nhất từ bán điện thoại, bởi đơn giản số lượng thiết bị khác không thể sánh được.

Có thể nói những công ty không kiếm được nhiều tiền từ điện thoại chỉ có thể là họ thất bại với smartphone. Nếu Amazone, Microsoft, Motorola, Nokia và Google đã thành công khi cạnh tranh với iPhone, chắc chắn giờ họ cũng đang thu hoạch khoản lợi nhuận khổng lồ từ sản phẩm của mình, bởi smartphone luôn thu hút được nhu cầu lớn với mức giá đủ sức đem lại lợi nhuận lớn trong nhiều năm. Apple đã tận dụng nhu cầu đó theo cách mà một sản phẩm nào có thể thành công hơn trong lịch sử máy tính cá nhân.

(Còn tiếp)