Ngay từ thế hệ đầu tiên, Apple đã lựa chọn sản xuất iPhone tại châu Á. Đối tác nổi tiếng nhất của họ là Foxconn, với hàng chục nhà máy tại Trung Quốc. Thực tế là có tới 4 công ty tham gia sản xuất iPhone, tất cả đều là những công ty châu Á.

Các công ty này còn được gọi là Nhà sản xuất thiết bị gốc (ODM), những người thay Apple ở công đoạn cuối để tạo ra chiếc iPhone. Với vai trò sản xuất, các công ty này cũng có thể vướng vào các rắc rối pháp lý của đối tác, như vụ kiện giữa Apple và Qualcomm trong thời gian qua.

Theo chia sẻ của ông Patrick Moorhead, nhà sáng lập công ty phân tích Moor Insights & Strategy, ODM là một lĩnh vực rất thú vị. Dưới đây là danh sách 4 công ty sản xuất (ODM) cho dòng sản phẩm iPhone.

Foxconn, doanh thu 2018: 152 tỷ USD

ODM lớn nhất của Apple là Foxconn, hay còn được biết đến với tên gọi chính thức là Hon Hai Precision Industry. Foxconn là công ty sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới, với những nhà máy đặt tại Đài Bắc, Tô Châu, Mexico, Madrid… Tuy nhiên, phần lớn việc sản xuất được thực hiện tại các nhà máy ở Trung Quốc.

Người sáng lập Foxconn là ông Terry Gou. Ông thành lập công ty này năm 1974, với mục tiêu là “cung cấp những linh kiện và cơ khí giá rẻ để giảm giá thành sản xuất thiết bị điện tử trên toàn thế giới”.

Dang sau thanh cong cua iPhone la nhung 'dai gia giau mat' nay hinh anh 1
Foxconn là đối tác gia công lớn nhất của Apple, với hàng chục nhà máy trên thế giới. Ảnh: Xinhua.

Nhiều năm trước, Foxconn được biết đến là công ty sản xuất mạch in (PCB) và cổng kết nối giá rẻ. Giờ đây họ đã trở thành một thế lực với doanh thu 152 tỷ USD trong năm vừa qua, và có tổng cộng 250.000 nhân công.

Foxconn tham gia sản xuất rất nhiều sản phẩm công nghệ, bao gồm điện thoại, máy tính, máy chủ, nguồn… Ngoài Apple, nhiều công ty lớn khác là khách hàng của Foxconn như Dell, HP, Samsung, LG. Công ty này không chỉ sản xuất iPhone mà còn làm iPod, iPad và cả Apple Watch cho Apple.

Là một công ty lớn với hàng trăm ngàn nhân công, Foxconn cũng đối mặt với nhiều cáo buộc về môi trường làm việc tệ hại. Năm 2010, 14 công nhân Foxconn đã tự tử vì áp lực công việc. Apple hứa hẹn sẽ điều tra môi trường làm việc của đối tác, nhưng cuối cùng vẫn đồng ý tiếp tục hợp tác với Foxconn.

Dang sau thanh cong cua iPhone la nhung 'dai gia giau mat' nay hinh anh 2
Điều kiện làm việc tệ hại dẫn đến những cuộc biểu tình của công nhân Foxconn năm 2012. Ảnh: Reuters.

Trong năm 2017, Foxconn cũng công bố xây dựng nhà máy ở bang Wisconsin, Mỹ có giá trị tới 4,5 tỷ USD. Công ty này dự tính sẽ tạo việc làm cho 13.000 người vào năm 2022. Tuy nhiên quá trình xây dựng ở nhà máy này liên tục bị gián đoạn vì Foxconn thay đổi mục tiêu.

Theo nhận định của ông Moorhead, Foxconn là gã khổng lồ trong ngành công nghiệp gia công, và thành công của họ phần lớn đến từ Apple.

Wistron, doanh thu 2018: 29 tỷ USD.

Nhà sản xuất iPhone lớn thứ 2 là Wistron, cũng là một công ty có trụ sở tại Đài Loan. Wistron ban đầu là công ty sản xuất của Acer, sau đó thương hiệu máy tính được tách ra vào năm 2000. Wistron sản xuất máy tính xách tay, máy tính bàn, máy chủ, các thiết bị di động và viễn thông.

Dang sau thanh cong cua iPhone la nhung 'dai gia giau mat' nay hinh anh 3
Việc Wistron cùng Foxconn đều đầu tư vào những nhà máy mới ở Ấn Độ đem lại hi vọng iPhone cao cấp sẽ được sản xuất tại đất nước này. Ảnh: 9to5Mac.

Công ty này được biết đến như một trong những nhà sản xuất máy tính lớn nhất. Khách hàng của Wistron bao gồm cả Apple, Microsoft, Dell, HP và Acer.

Theo số liệu năm 2018, Wistron có 83.000 nhân công, và các nhà máy đặt tại Trung Quốc, Malaysia, Mexico và cả Mỹ. Doanh thu của công ty năm 2018 là gần 29 tỷ USD.

Hiện tại Wistron đã có nhà máy tại Ấn Độ, và đang sản xuất các mẫu iPhone SE, iPhone 6s và iPhone 7 cho Apple.

Pegatron, doanh thu 2018: 44 tỷ USD

Cái tên tiếp theo cũng là một nhà sản xuất đến từ Đài Loan. Nếu như Wistron là công ty sản xuất của Acer, thì Pegatron lại là công ty sản xuất của ASUSTek Computer hay ASUS. Pegatron tách khỏi ASUS từ năm 2008, nhưng ASUS vẫn giữ khoảng 17% cổ phần của công ty này.

Pegatron cũng là một nhà sản xuất máy tính, thiết bị không dây, bo mạch chủ, máy chơi game, smartphone và TV. Trong quá khứ, Pegatron từng được Apple tin tưởng là đối tác chính để sản xuất iPhone 4 và iPhone 5c.

Dang sau thanh cong cua iPhone la nhung 'dai gia giau mat' nay hinh anh 4
iPhone 5c là chiếc iPhone đầu tiên mà Pegatron đóng vai trò nhà sản xuất chính, và chiếc máy này mang đến thành công lớn cho công ty Đài Loan. Ảnh: The Verge.

Tới năm 2018, Pegatron có 90.000 nhân công trên toàn cầu, đạt doanh thu 44,43 tỷ USD. Công ty này cũng từng chịu áp lực tương tự Foxconn về môi trường làm việc của côn gnhaan tại các nhà máy gần Thượng Hải. Đến năm 2016, một bài báo của Bloomberg cho biết Pegatron và Apple đã thay đổi quy trình để giảm giờ làm thêm của công nhân.

Compal, doanh thu 2018: 32 tỷ USD

Compal hoàn thành danh sách 4 nhà sản xuất có trụ sở tại Đài Loan của Apple. Đây là công ty nhỏ nhất trong danh sách, với khoảng 64.000 công nhân. Compal được thành lập năm 1984 và cũng là một công ty sản xuất máy tính, ngoài ra còn sản xuất điện thoại, các thiết bị kết nối mạng, màn hình và thiết bị chăm sóc sức khỏe.

Compal là công ty sản xuất máy tính cho một loạt thương hiệu nổi tiếng: Dell, Lenovo. Ngoài ra, nhiều thiết bị khác như loa thông minh Amazon Alexa, iPad, smartphone HTC, Sony cũng do Compal sản xuất. Doanh thu của họ trong năm 2018 là 32 tỷ USD, nhưng lợi nhuận thì thấp hơn hẳn các công ty nói trên.

Mặc dù không hề sở hữu một nhà máy sản xuất iPhone nào, Apple vẫn có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của hàng triệu người châu Á. Các công ty ODM của họ có tổng doanh thu tới 260 triệu USD trong năm 2018 và tổng cộng hơn nửa triệu công nhân.

Dùng iPhone 7 Plus khui bia, thanh niên có điện thoại mới Một thanh niên ở Cần Thơ đã dùng chiếc iPhone 7 Plus để khui bia, kết quả máy bị gãy phần dưới và không thể sử dụng được nữa. Đoạn video đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.