CEO Facebook Mark Zuckerberg

Trong bài viết dài đăng trên New York Times hôm 9/5, Hughes nói Zuckerberg sở hữu “quyền lực không thể chống đỡ” và tầm ảnh hưởng “vượt xa bất kỳ ai trong lĩnh vực tư hay công”. Anh cho rằng đã đến lúc các nhà quản lý giải tán Facebook.

“Mark là người tốt và tử tế. Tuy nhiên, tôi giận vì quá tập trung vào tăng trưởng dẫn anh ấy đến việc hi sinh bảo mật và lễ nghi cho các cú bấm chuột”. “Tôi cũng thất vọng với bản thân mình và nhóm Facebook ban đầu vì không nghĩ nhiều hơn về thuật toán News Feed có thể thay đổi văn hóa, ảnh hưởng đến bầu cử và trao quyền lực cho người lãnh đạo quốc gia”.

Hughes là nhân vật mới nhất trong danh sách các doanh nhân, lãnh đạo công nghệ kêu gọi quản lý Facebook và các nền tảng trực tuyến khác nghiêm khắc hơn. Họ lên tiếng khi mà các quốc gia trên thế giới đang gấp rút đưa ra các biện pháp kiểm soát theo sau hàng loạt bê bối liên quan đến quyền riêng tư, can thiệp bầu cử và lan truyền tin giả mạo của Facebook.

Zuckerberg báo hiệu anh cởi mở với một số quy định. Trong bài viết trên Washington Post đăng hồi tháng 3, CEO Facebook cố gắng phác thảo những lĩnh vực mà anh nghĩ có thể bắt đầu quản lý.

Hughes tranh luận động lực cạnh tranh và mưu cầu thống trị của Zuckerberg đã giúp Facebook kiểm soát khoảng 80% doanh thu mạng xã hội toàn cầu. Đồng sáng lập nhận định Facebook đang là “thế lực độc quyền” và quyết định mua Instagram, WhatsApp nên được đảo ngược.

Theo anh, chính phủ Mỹ nên mở một văn phòng mới để quản lý các công ty công nghệ. Anh viết: “Chính phủ nên bảo đảm chúng ta không bao giờ đánh mất quyền lực của bàn tay vô hình”.

Đáp lại, Nick Clegg, Phó Chủ tịch phụ trách truyền thông và các vấn đề toàn cầu của Facebook, tuyên bố: “Facebook đồng ý thành công đi cùng với trách nhiệm. Song, anh không thể thi hành trách nhiệm bằng cách kêu gọi giải tán một công ty Mỹ thành công được”.