Theo Bộ KH&CN, công trình nghiên cứu này là một nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia với thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 2/2020. 

Tên đầy của công trình này là “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng vi rút corona mới 2019 (2019-nCoV)”. 

Công trình nghiên cứu này được thực hiện boàn toàn bởi nguồn kinh phí từ ngân sách. Tổng kinh phí thực hiện đề tài là 18,98 tỷ đồng. 

{keywords}
Bộ kit xét nghiệm Covid-19 Made in Vietnam do Học viện Quân y nghiên cứu phát triển và Công ty Việt Á sản xuất.

Thông tin được công bố bởi Bộ KH&CN cho thấy, nhiệm vụ KH&CN này được chủ trì bởi Học viện Quân y, với người Chủ nhiệm nhiệm vụ là PGS.TS Hồ Anh Sơn (Học viện Quân y). 

Danh sách thành viên tham gia đề tài bao gồm 17 người, trong đó 13 người thuộc Học viện Quân y và 4 người thành viên đến từ Công ty CP Công nghệ Việt Á. 

Đáng chú ý khi trong danh sách thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ có cả ông Phan Quốc Việt - Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ Việt Á. Ông Việt mới đây đã nhận quyết định khởi tố bị can do có hành vi thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng trong quá trình kinh doanh và tiêu thụ kit test Covid-19 do Công ty Việt Á sản xuất.

{keywords}
Ông Phan Quốc Việt - Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ Việt Á.

Theo báo cáo tự đánh giá của Học viện Quân y, công trình đã nghiên cứu, chế tạo thành công 2 bộ sinh phẩm RT-PCR sàng lọc và real-time RT-PCR phát hiện chủng 2019-nCoV. 

Sản phẩm của đề tài là bộ sinh phẩm đã được tối ưu hóa các thành phần, đóng gói thành kit test dưới dạng “super mix” sẵn sàng sử dụng, thuận tiện cho các cơ sở chẩn đoán. 

Bộ sinh phẩm tạo ra đạt trình độ cao về sinh học phân tử, có khả năng phát hiện sớm và đáp ứng nhanh trong trường hợp khi có dịch xảy ra và đạt đỉnh dịch với số lượng người nhiễm lớn trên phạm vi cả nước. 

{keywords}
Danh sacsh 17 thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng vi rút corona mới 2019 (2019-nCoV)”. 

Sản phẩm của đề tài đã giúp phát hiện và xác định chính xác các trường hợp nhiễm/nghi nhiễm SARS-CoV-2, phù hợp với khuyến cáo của WHO là các quốc gia cần phát huy năng lực tự chẩn đoán, xét nghiệm khi dịch bệnh đang lây lan và bùng phát mạnh. 

Việc ra đời bộ sinh phẩm này được đánh giá là có ý nghĩa xã hội to lớn, giúp củng cố niềm tin của xã hội và góp phần xây dựng thương hiệu Việt Nam trên bản đồ khoa học công nghệ quốc tế. 

Hiện bộ sinh phẩm và các quy trình chẩn đoán dựa trên kỹ thuật real-time RT- PCR đã chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất trên 3 triệu test phục vụ xét nghiệm sàng lọc phát hiện SARS-CoV-2 tại 163 trung tâm, bệnh viện lớn trong cả nước. Hơn 20 quốc gia đã đàm phán mua bộ sinh phẩm và đã xuất khẩu trên 500.000 test. 

“Công trình nghiên cứu này giúp Việt Nam không phải mua những kit chẩn đoán nước ngoài với giá thành cao, giảm giá thành sản phẩm và chủ động nguồn cung ứng.”, báo cáo tự đánh giá của Học viện Quân y viết. 

{keywords}
Kết quả tự đánh giá về “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng vi rút corona mới 2019 (2019-nCoV)” của Học viện Quân y. 

Trước đó, trả lời trên VnExpress, PGS.TS Hồ Anh Sơn, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, lại khẳng định sai phạm của Công ty Việt Á không liên quan đến nghiên cứu kit xét nghiệm. Theo PGS Sơn, giai đoạn 1 các nhà khoa học đảm nhiệm chế tạo sản xuất quy mô phòng thí nghiệm, giai đoạn 2 doanh nghiệp (tức Công ty Việt Á) chủ trì. 

Người của Công ty Việt Á tham gia nhóm nghiên cứu từ những ngày đầu triển khai nhiệm vụ nghiên cứu là bởi tính cấp bách, hai giai đoạn được tích hợp vào làm một.

Trọng Đạt

Bộ KHCN gỡ bỏ thông tin bộ kit test Việt Nam được WHO chấp thuận

Bộ KHCN gỡ bỏ thông tin bộ kit test Việt Nam được WHO chấp thuận

Bộ Khoa học & Công nghệ từng gửi thông cáo báo chí về việc bộ KIT xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận.