Tình trạng khá phổ biến

Đó là thực tế không thể phủ nhận và dễ dàng có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Những tiếng la hét, chửi thề, tràn ngập mùi khói thuốc, cùng tiếng rè rè của quạt gió. Đây là một đặc trưng dễ nhận biết của những quán net cỏ - nơi dừng chân của các game thủ, sau một ngày học và làm việc đầy căng thẳng.

{keywords}
Chửi thề là hành vi dễ bắt gặp ở giới game thủ

Tất nhiên, không chỉ ở những đại lý Internet, game thủ có thể văng tục ở bất kỳ đâu. Từ trong nhà, ngoài đường, đến cả những nơi công cộng và không gian mạng. Từ thất vọng với đồng đội, bất lực trước đối thủ hay trong một giây phút mạng lag, sóng kém... đều là nguyên nhân khiến game thủ phải “giải tỏa bức xúc”.

Tất cả thể loại từ nhập vai, FPS, Moba... cho đến Console và các game offline trên các thiết bị cầm tay đều có khả năng gây ức chế. Đỉnh điểm cuối cùng là văng chửi.

Khoảng cuối những năm 2010, khi các game online nước ngoài còn thịnh hành và thu hút một lượng lớn người chơi trong nước. Có không ít nhà phát hành đã phải chặn IP đến từ Việt Nam vì người chơi sử dụng các công cụ thứ 3 can thiệp vào game. Một nguyên nhân nữa là tình trạng chửi bậy và spam trên kênh chat thế giới khiến cả cộng đồng lên án.

Phản xạ vô điều kiện, khó tự kiểm soát

Nói như vậy không phải để biện minh hay cổ súy cho “văn hóa chửi thề” của giới trẻ hiện nay nói chung hay game thủ nói riêng. Cũng không riêng gì họ, tất cả mọi người đều có thể chửi thề, nhất là khi ở trong trạng thái mất bình tĩnh. Chửi thề nói tục theo các nhà tâm lý học là biểu hiện của sự phản kháng một cách tiêu cực trước các vấn đề bất công gặp phải.

{keywords}
Họ là những người dễ đẩy cảm xúc đến cao trào và bộc phát chửi thề vô điều kiện.

Trên thực tế, hầu hết hành vi chửi tục là có điều kiện. Với giới game thủ, các điều kiện đó gần như mặc định tồn tại, bởi họ là những người dễ dàng đẩy cảm xúc lên cao trào trong thời gian rất ngắn, chỉ bằng một ván game. Và hành vi chửi thề rất dễ bộc phát một cách mất kiểm soát.

Nhà tâm lý học Harvard, Steven Pinker đã viết trong cuốn The Stuff of Thought rằng “con người rất khó để chửi một cách công bằng. Chửi thề chắc hẳn đến từ một phản xạ rất nguyên thủy tiến hóa ở động vật”.

"Mặc dù là Streamer nhưng nhiều khi em cũng không thể kiềm chế được cảm xúc và văng tục, trong khi bình thường em không như vậy. Em nghĩ đó là cách giải tỏa tâm lý một cách nhanh nhất, nó diễn ra ngoài chủ đích vì em chưa bao giờ công kích ngôn từ với ai cả", nữ streamer P.A sở hữu hơn 70 nghìn lượt theo dõi trên Facebook chia sẻ với ICTnews. 

Không gian ảo, nhưng thể hiện tính cách thật

Như đã nói, hành vi chửi thề ở game thủ rất dễ bộc phát một cách mất kiểm soát. Đôi khi họ không ý thức được phát ngôn của chính mình. Là một thế giới ảo, hành vi người dùng trong game cũng phản ánh phần nào đó tính cách và ý thức của họ, bao gồm cả văng tục chửi bậy.

{keywords}
Trong giới game thủ, toxic là thuật ngữ dùng chỉ những người hay có thói quen sử dụng ngôn từ gây kích động và hành vi tiêu cực.

Tuy nhiên, do cách nhau một chiếc màn hình (khoảng cách thực tế - ảo), hầu hết các cuộc tranh cãi trong giới game thủ không xác định được rõ đối phương là ai. Chính vì vậy, các mâu thuẫn thường kết thúc bằng hành vi chửi thề và ít để lại hậu quả nghiêm trọng cả với người nói lẫn người nghe.

Mục đích chửi thề của game thủ phần nhiều để giải tỏa bức xúc tức thời, không phải cố tình đả kích và ngôn từ được sử dụng chung chung. Tất nhiên, cũng sẽ có những sự việc phát sinh nhưng hầu hết đều dễ dàng giải quyết một cách nhẹ nhàng. Có điều, đây vẫn là một thực trạng cần cảnh báo.

Cần can thiệp, xử lý?

Giới trẻ ngày nay có xu hướng theo dõi và chú ý vào những sự kiện mang tính chất scandal, hay còn gọi là "bóc phốt". Không chỉ trong đời sống thực, hầu hết các chủ đề trong game cũng đều có thể trở thành câu chuyện gây chú ý khi dính liền với hành vi cần lên án.

Chơi xấu, lừa đảo, các mâu thuẫn cá nhân... tất cả đều có thể là nguồn cơn khởi phát một trận khẩu chiến. Từ trong game bị lôi ra đời thực, rồi tiếp tục trên các diễn đàn và mạng xã hội, gây ảnh hưởng cũng như sự chú ý trong cộng đồng.

Tất nhiên, nếu sự việc không thể giải quyết hoặc phát sinh các vấn đề cần thiết phải xử lý, nhà phát hành sẽ vào cuộc. Cấm chat hoặc khóa tài khoản là động thái thường thấy để can thiệp vào các cuộc tranh cãi của các nhà phát hành, sau khi ghi nhận phản ánh hoặc tố cáo. Có điều, đó sẽ chỉ là biện pháp khách quan nếu không liên quan trực tiếp đến nhà phát hành.

Hầu hết các đơn vị vận hành game tại Việt Nam cũng đã nhiều lần phải đưa ra biện pháp xử lý trong các tình huống tương tự. Từ VNG, VTC, Funtap hay Gamota đều mạnh tay khi ghi nhận những sự việc gây ảnh hưởng đến cộng đồng người chơi. Nhà phát hành VE (Garena Việt Nam) thậm chí còn có thêm chức năng tố cáo phát ngôn gây kích động được tích hợp sẵn, ngay cả khi trận đấu đã kết thúc.

Mặc dù vậy, vẫn phải nói rằng đó chỉ là biện pháp xử lý chứ không phải động thái ngăn chặn hành vi chửi thề của người chơi. Bởi thực tế, đây là điều không có khả năng xảy ra, dù các điều khoản thỏa thuận đều có đề cập trước khi người chơi quyết định tham gia game, nhưng cũng chỉ mang tính chất hình thức.

Hành vi chửi thề của game thủ dù bị cảnh cáo xử lý nhưng vẫn diễn ra. Vì thế, nếu muốn thay đổi hoặc hạn chế, điều đó phụ thuộc vào ý thức của mỗi một cá nhân, rất khó có thể can thiệp được.

 Điệp Lưu

Làm nữ game thủ dễ hay khó?

Làm nữ game thủ dễ hay khó?

Dù đều nhận định rằng việc nữ giới chơi game ở thời điểm hiện tại là điều quá bình thường, nhưng 8/10 người được hỏi đều cho rằng quá khó để trở thành nữ game thủ chuyên nghiệp.