Xin được giới thiệu bài viết với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia Nga quen thuộc Vladimir Tuchkov phản bác những nhận định của tờ The National Interest (Mỹ) về việc Liên Xô - Nga ăn cắp công nghệ quân sự của Mỹ để bạn đọc tham khảo. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 2/10/2018. Các ảnh trong bài là của tác giả.

Tờ báo Mỹ The National Interest (NI) vừa cho đăng tải một bài báo cáo buộc Liên Xô trước đây và quốc gia thừa kế là Nga đánh cắp các công nghệ Phương Tây, trong đó có công nghệ Mỹ, - thêm nữa, tờ báo này còn thòng thêm một nhận xét là Liên Xô và Nga không có khả năng sáng tạo các ý tưởng khoa học- kỹ thuật và biến các ý tưởng đó thành những thiết kế thực tế.

{keywords}
Máy bay tiêm kích F-35B của Mỹ(Ảnh: Zuma/ ТАSS)

Tờ báo này khẳng định: “Sao chép công nghệ Phương Tây- trên thực tế đó là một thành tựu đáng ngờ, nhưng đồng thời cũng là sự thừa nhận gián tiếp rằng dân tộc đó (Nga) không có đủ năng lực ứng dụng chính những công nghệ của mình”. Những nhận định nói trên của NI gần như là một kết luận về sự suy thoái trí tuệ của cả một dân tộc (Nga) và cũng có điểm gì đấy rất gần gũi với lời kêu gọi lấy com-pa để đo hộp sọ của người Nga.

Để chứng minh cho việc Liên Xô và Nga sao chép công nghệ Phương Tây, NI đã dẫn ra các ví dụ là bom nguyên tử, tàu vũ trụ con thoi và không hiểu sao lại còn có cả ví dụ là trò chơi điện tử nữa. Ở một chừng mực nào đó, chúng ta (Nga) phải chấp nhận cáo buộc liên quan đến bom nguyên tử.

Vâng, chính vợ chồng ông bà Rosenberg (Julius and Ethel Rosenberg- là công dân Hoa Kỳ bị chính phủ liên bang xét xử, kết tội làm gián điệp cho Liên Xô và đã bị hành quyết-ND) đã cung cấp cho chúng ta (Liên Xô) một số tài liệu về kết cấu của bom nguyên tử. Tuy nhiên, đến thời điểm đó Liên Xô cũng đang ráo riết triển khai thực hiện dự án của mình và đã gần hoàn thành mẫu thử nghiệm loại vũ khí này.

Còn về tàu con thoi,- những cáo buộc của NI là hoàn toàn vô căn cứ. Cũng tương tự như việc nếu như có ai đó kết luận là trạm vũ trụ Skylab (trạm không gian đầu tiên của Hoa Kỳ được phóng lên vũ trụ ngày 14/5/1973-ND) là bản copy các trạm vũ trụ “Saliut của chúng ta vì “Saliut” ra đời sớm hơn Skylab.

Dù điểm chung duy nhất giữa hai kiểu trạm này chỉ là ý tưởng chế tạo một “ngôi nhà vũ trụ” hoạt động trên vũ trụ trong một khoảng thời gian dài. Cũng có thể nói như vậy (tức chỉ giống nhau về ý tưởng-ND) về máy bay vũ trụ (tàu con thoi) “Shuttle” Mỹ và “Buran” Liên Xô.

Trong khi đó có rất nhiều ví dụ ngược lại chứng minh rằng Mỹ đã sao chép các công nghệ Liên Xô và công nghệ Nga khi không có trong tay bất kỳ một tờ giấy phép nào. Và đã có không ít trường hợp thông tin Mỹ sử dụng để sản xuất các mẫu vũ khí- phương tiện kỹ thuật quân sự là thông tin ăn cắp của Liên Xô (Nga).

Những năm 90 (của thế kỷ trước), tức là thời kỳ mà người Nga và người Mỹ đã trở thành “những người anh em muôn đời muôn kiếp”, là thời kỳ vàng son đối với Mỹ trong việc tiếp cận được không chỉ là các thông tin về những thiết kế này hay thiết kế khác, mà còn cả trong việc tiếp cận các tài liệu-bản vẽ kỹ thuật, thậm chí cả các vũ khí- khí tài thành phẩm.

Một số (tài liệu- mẫu vũ khí- khí tài) được nhận miễn phí, theo hình thức “trao đổi kinh nghiệm” như người ta thường nói. Còn một số (tài liệu, mẫu hoàn thiện) khác- bằng cách hối lộ cho ai đó những khoản tiền bèo bọt.

Vào cuối những năm 1970, tập đoàn khoa học- công nghiệp “Zevzda” đã chế tạo được ghế nhảy dù K-36DM hết sức độc đáo cho phép phi công nhảy dù an toàn ngay cả trong khi máy bay đang tăng tốc trên đường băng để cất cánh. Chiếc ghế nhảy dù này sau đó được giới thiệu tại triển lãm hàng không Le Bourget và K-36DM đã trở thành sự kiện giật gân nhất tại triển lãm trên. Mỹ chưa có một kiểu ghế nào tương tự.

Vào đầu những năm 1990, có một đoàn đại biểu Mỹ đến thăm xí nghiệp tại thị trấn Tomilina ngoại ô Matxcova (tức xí nghiệp của tập đoàn khoa học- công nghiệp “Zevzda” – ND) và tại đây đoàn Mỹ được làm quen với bản thiết kế của ghế nhảy dù, được “phía bạn” (Nga) thuyết trình cặn kẽ về các “điểm nhạy cảm công nghệ” trong quy trình chế tạo K-36DM.

Và còn mua được cả một số ghế K-36DM. Sau đó không lâu trên các máy bay tiêm kích Mỹ đã xuất hiện những ghế nhảy dù y hệt như K-36DM, chỉ khác mỗi một điểm- đó là có dòng chữ bằng tiếng Anh: "Made in USA ".

{keywords}
Thiết kế của tập đoàn khoa học- công nghiệp- sản xuất “Zvezda”- ghế nhảy dù К-36 cho các máy bay chiến đấu hiện đại, năm 1987.Ảnh: V.Kavashin/TASS

Các công trình sư và kỹ sư Liên Xô đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm thiết kế và chế tạo Ekranoplan (Ekranoplan- phương tiện di chuyển ứng dụng hiệu ứng lướt gần mặt đất (hiệu ứng màn hình) để di chuyển.

Có thể coi vừa là một thủy phi cơ vừa là một tàu đệm khí-ND). Kiểu phương tiện bay này là một máy bay có cánh diện tích lớn di chuyển ở độ cao thấp trên mặt nước hoặc trên mặt đất bằng phẳng ứng dụng hiệu ứng “đệm khí”. Những ưu điểm chủ yếu của Ekranoplan là tải trọng hữu ích lớn và cự ly bay xa do tiết kiệm được nhiên liệu.

Phòng thiết kế trung ương chuyên thiết kế tàu cánh ngầm tại thành phố Nhiznhi Novgorod vào ngay cuối những năm 70 đã đóng được 5 chiếc Ekranoplan “Orlenok”- mỗi chiếc “Orlenok” này có thể chở được 200 lính đổ bộ hoặc 2 xe BTR (xe vận tải bọc thép) và có cự ly bay tới 1.500km. Chúng được biên chế cho Không quân hải quân Liên Xô. Chiếc ““Orlenok” cuối cùng được đưa ra khỏi trang bị của Hải quân Nga năm 1993.

Theo Baodatviet

Chip gián điệp Trung Quốc được cài sẵn trong máy chủ của Amazon và Apple?

Chip gián điệp Trung Quốc được cài sẵn trong máy chủ của Amazon và Apple?

Hãng tin Bloomberg vừa cho hay, những chiếc máy tính trong trung tâm dữ liệu của Apple và Amazon đều có chip gián điệp của Trung Quốc.