Luật Viễn thông

Cập nhập tin tức Luật Viễn thông

Xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát công nghệ mới trong hoạt động viễn thông

Để triển khai Luật Viễn thông vào cuộc sống, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, Chính phủ xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát công nghệ mới, mô hình mới trong hoạt động viễn thông.

Bộ TT&TT sẽ trình 3 Nghị định hướng dẫn Luật Viễn thông trước ngày 15/4

Luật Viễn thông (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT cần xây dựng và trình 3 Nghị định quy định chi tiết luật này trước ngày 15/4/2024.

Cấm dùng thông tin cá nhân để giao kết hợp đồng cho người khác

Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết Luật Viễn thông lần này quy định người dân không sử dụng thông tin cá nhân của mình để giao kết hợp đồng cho người khác, trừ trường hợp pháp luật cho phép và chịu trách nhiệm về các số thuê bao mà mình đã đăng ký.

Luật Viễn thông sửa đổi sẽ tác động đến thị trường ra sao?

Người sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ được bảo đảm bí mật thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân từ các doanh nghiệp viễn thông và được cung cấp các dịch vụ có chất lượng bảo đảm.

Cấm sử dụng giấy tờ tùy thân để ký hợp đồng thuê bao cho người khác

Luật Viễn thông sửa đổi bổ sung quy định không sử dụng thông tin trên giấy tờ tùy thân của mình để ký hợp đồng thuê bao cho người khác, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật.

Luật Viễn thông sửa đổi sẽ thúc đẩy phát triển hạ tầng số cho Việt Nam

Đại diện Cục Viễn thông cho rằng, sự hội tụ của viễn thông, CNTT và gần đây là hội tụ với công nghệ số làm mờ đi ranh giới giữa viễn thông và CNTT, đặt ra những yêu cầu mới về xây dựng, hoàn thiện thể chế.

Quốc hội thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi)

Quốc hội chính thức thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi) quy định chi tiết về các dịch vụ viễn thông, tài nguyên viễn thông, quỹ viễn thông, việc đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông...

Đề nghị bổ sung chế tài xử lý việc bỏ cọc khi đấu giá kho số viễn thông

Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, để tránh việc bỏ cọc đấu giá kho số viễn thông, các ý kiến đề nghị dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) bổ sung quy định nhằm kiểm soát việc này.

'Khảo sát vùng sâu, vùng xa cho thấy Quỹ viễn thông công ích rất quan trọng'

Trong quá trình khảo sát ở vùng sâu, vùng xa như Sơn La, Lai Châu…, ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhận thấy Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích hết sức quan trọng và cần thiết.

Thuê bao phải thông báo ngừng dịch vụ nếu không còn sử dụng số đã đăng ký

Với các thuê bao di động đã đăng ký, nếu không còn nhu cầu sử dụng số phải thông báo cho doanh nghiệp viễn thông đề nghị ngừng dịch vụ.

Luật Viễn thông phải thúc đẩy chuyển đổi số và bảo vệ người dùng

Ông Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ KHCN cho rằng, Luật Viễn thông (sửa đổi) phải thể hiện được yếu tố thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Nhu cầu sử dụng Quỹ Viễn thông công ích là rất lớn

"Hiện còn khoảng 8.000 thôn bản chưa có cáp quang. 4G chưa đến được vùng sâu, vùng xa nhiều, sắp tới còn 5G và 6G. Do vậy, nhu cầu sử dụng quỹ này trong thời gian sắp tới là rất lớn”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Sẽ giải bài toán “có tiền mà không đầu tư được” cho Quỹ Viễn thông công ích

Quỹ Viễn thông công ích là tiền đóng góp từ doanh thu của doanh nghiệp nhưng thực hiện cơ chế chi như từ nguồn ngân sách. Điều này khiến Qũy gặp khó khăn trong đầu tư dịch vụ viễn thông thiết yếu cho vùng sâu, vùng xa.

Luật Viễn thông là cơ sở để xây dựng hạ tầng số siêu lớn, băng thông siêu rộng

Giải trình và tiếp thu ý kiến của các ĐBQH về Luật Viễn thông sửa đổi, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, sẽ hoàn thiện dự luật với mục tiêu xây dựng hạ tầng số dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, mở và an toàn.

Đấu giá tài nguyên viễn thông: Mã đẹp, số đẹp do thị trường quyết định

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, sửa đổi quan trọng của Luật Viễn thông là mã đẹp, số đẹp sẽ do thị trường quyết định, không do cơ quan Nhà nước quyết định như trước đây.

Chủ tịch Quốc hội: Sửa Luật Viễn thông, tạo nền tảng cho công cuộc chuyển đổi số

“Sửa Luật Viễn thông nhìn rộng ra sẽ tạo nền tảng cho công cuộc chuyển đổi số, hướng tới xã hội số, công dân số”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Sửa Luật Viễn thông để phát triển hạ tầng số

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, việc sửa đổi Luật Viễn thông nhằm bổ sung quy định đối với các nội dung mới, phù hợp với xu thế phát triển viễn thông, xu thế hội tụ, hình thành hạ tầng số - hạ tầng của nền kinh tế số.

Chủ tịch Quốc hội: Rà soát tính khả thi khi quản lý dịch vụ OTT viễn thông

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị rà soát lại căn cứ pháp lý; tính khả thi liên quan đến quản lý dịch vụ OTT. Bởi việc cung cấp dịch vụ OTT không yêu cầu sử dụng thiết bị và tài nguyên tần số của Việt Nam.

Chính phủ đề nghị duy trì Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) là Chính phủ đề nghị duy trì Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để phổ cập dịch vụ viễn thông tại các vùng khó khăn mà ngân sách nhà nước khó đảm đương.

Sửa Luật Viễn thông để tạo hành lang pháp lý cho quá trình chuyển đổi số

Theo Chủ tịch Quốc hội, dự Luật Viễn thông (sửa đổi) có ý nghĩa then chốt để thúc đẩy và tạo hành lang pháp lý cho quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam.