Tên miền .VN hiện đứng thứ 7 trong danh sách 10 tên miền cấp cao mã quốc gia có số lượng đăng ký sử dụng lớn nhất châu Á.

Hệ thống DNS quốc gia hoạt động an toàn, ổn định

Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), hệ thống DNS quốc gia của Việt Nam hiện được quản lý, đảm bảo bởi 7 chuỗi máy chủ DNS đặt tại nhiều điểm khác nhau trên thế giới. Trong số này có 5 điểm ở Việt Nam và hơn 70 điểm tại nước ngoài.

Trong những năm qua, hệ thống DNS quốc gia đã được nâng cấp, hỗ trợ song song IPv4/IPv6. Hiện tại, 5/7 cụm DNS đã được triển khai, sẵn sàng phục vụ phân giải tên miền .VN trên cả hai nền tảng IPv4/IPv6. Tổng truy vấn tên miền trên toàn hệ thống DNS quốc gia năm 2017 đạt 214,705 tỷ truy vấn, tăng 90% so với cùng kỳ năm 2016.

{keywords}
VNNIC tôn vinh các doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong buổi lễ tổng kết công tác cuối năm. Ảnh: Trọng Đạt

Hiện tại, đã có tổng cộng 18 doanh nghiệp ISP đang kết nối tới các điểm VNIX tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Tổng băng thông kết nối đạt 201 Gbps. Tổng lưu lượng trao đổi qua VNIX từ ngày đầu thành lập năm 2003 đến nay đạt 486.122.515 Gbytes. Hệ thống VNIX cùng mạng DNS quốc gia và mạng của các ISP đã trở thành nhân tố chính hình thành nên mạng IPv6 quốc gia. Tổng cộng đã có 13 thành viên là các ISP chạy song song IPv4/IPv6.

Bên cạnh đó, từ đầu năm 2017, hệ thống máy chủ tên miền DNS quốc gia .VN đã được triển khai áp dụng tiêu chuẩn DNSSEC. Hiện Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á về triển khai áp dụng DNSSEC trên hệ thống DNS quốc gia. Đây là bước chuyển quan trọng trong việc phát triển hạ tầng Internet tại Việt Nam và là bước chuẩn bị cho việc triển khai thương mại điện tử và chính phủ điện tử.

Hơn 130.000 tên miền được cấp phát năm 2017

Theo báo cáo của CISCO, tính đến tháng 12/2017, tỷ lệ sử dụng IPv6 tại Việt Nam đạt khoảng 10% với 4,3 triệu người sử dụng. Trước đó vào năm 2016, tỷ lệ người dùng IPv6 tại Việt Nam chỉ khoảng 0.05%. Số liệu của APNIC cũng cho thấy, Việt Nam hiện đứng thứ 3 khu vực ASEAN (sau Malaysia và Thái Lan) và đứng thứ 5 châu Á về ứng dụng IPv6.

Trong năm 2017, VNNIC đã phát triển mới được 137.909 tên miền. Kết quả này nâng tổng số tên miền không dấu .VN lên 428.940 tên miền, tăng 11,3% so với năm năm 2016.

{keywords}
Trong năm 2018, VNNIC sẽ thay thế logo cũ và sử dụng mẫu logo mới. Ảnh: Trọng Đạt

Tên miền không dấu .VN liên tục là tên miền quốc gia có số lượng đăng ký sử dụng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Tên miền .VN hiện đứng thứ 7 trong danh sách 10 tên miền cấp cao mã quốc gia có số lượng đăng ký sử dụng lớn nhất châu Á.

Cũng trong năm qua, VNNIC đã phối hợp cùng Cục PTTH&TTĐT (Bộ TT&TT) xử lý nghiêm các trang thông tin điện tử có tên miền .VN không giấy phép. Đến thời điểm hiện tại, đã có 37 trường hợp tên miền .VN bị xử lý, 4 tên miền vi phạm bị thu hồi.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải đánh giá cao những thành công đã đạt được của VNNIC trong năm qua. Đặc biệt là trong việc duy trì phát triển VNIX và trục kết nối giữa các doanh nghiệp.

Thứ trưởng cũng dành lời khen trước những số liệu tăng trưởng ấn tượng của VNNIC về số lượng tên miền, tốc độ chuyển giao IPv4 – IPv6 và việc đưa vào triển khai vận hành Nhà trạm IDC Tân Thuận.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải giao nhiệm vụ cho VNNIC trong năm 2018. Ảnh: Trọng Đạt

Với công việc của năm 2018, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải nhấn mạnh VNNIC cần tham gia vào công tác hoàn thiện cơ sở pháp lý để quản lý tên miền và địa chỉ Internet. Đặc biệt là việc đấu giá tên miền và địa chỉ Internet.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của VNNIC trong năm sau là tham mưu giúp Bộ TT&TT sớm hoàn thiện các khoảng trống về mặt pháp luật trong quản lý tài nguyên Internet.

Bên cạnh đó, tham gia tích cực hơn nữa trong công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin. Trong đó có công tác quản lý về nội dung thông tin trên mạng. VNNIC cũng cần tích cực theo dõi để có thể bảo vệ những tên miền cấp cao của Việt Nam khi cần thiết.

Thứ trưởng cũng giao nhiệm vụ tuyên truyền thúc đẩy sử dụng IPv6 tại Việt Nam cho VNNIC. “Nhiều doanh nghiệp, người dân vẫn chưa hiểu hết về IPv6. Do đó, VNNIC cần đẩy mạnh nâng cao nhận thức cộng đồng bằng việc tổ chức các hội thảo, gặp gỡ trực tiếp với người dân và doanh nghiệp”, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải chia sẻ.

Trọng Đạt

Mở cửa Internet, nhưng cần chặn thông tin phá hoại, khủng bố

Mở cửa Internet, nhưng cần chặn thông tin phá hoại, khủng bố

Chia sẻ của Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải tại lễ khai mạc Diễn đàn Internet Việt Nam 2017 (VIF 2017).

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Tròn 20 năm kể từ khi Internet có mặt ở Việt Nam, thói quen trong cuộc sống của người Việt cũng thay đổi theo từng bước phát triển của hệ thống mạng toàn cầu này.

Internet - trợ thủ sản xuất đắc lực của nông dân Việt Nam

Internet - trợ thủ sản xuất đắc lực của nông dân Việt Nam

Những năm gần đây nông dân Việt Nam đã vào google tìm kiếm các công nghệ mới trong nuôi trồng, canh tác, và thường xuyên lướt web tham khảo xu hướng tiêu dùng, tìm kiếm đối tác tiêu thụ đầu ra, cập nhật chính sách nông nghiệp mới.

20 năm Internet Việt Nam: Những kịch tính giờ mới kể

20 năm Internet Việt Nam: Những kịch tính giờ mới kể

“Ông Phạm Gia Khiêm gọi điện hỏi: ông có hiểu Internet là thế nào không? Tôi phải thú thật, mới được nhận nhiệm vụ nên cũng chưa hiểu lắm."

Diện mạo tỷ USD của Internet Việt Nam sau 10 năm nữa

Diện mạo tỷ USD của Internet Việt Nam sau 10 năm nữa

Cùng với hàng không, viễn thông và Internet Việt Nam được đánh giá là lĩnh vực tiệm cận gần nhất với mức độ phát triển của thế giới.