Các cuộc tấn công ransomware đang gia tăng và ngày càng nguy hiểm hơn trong những năm gần đây, chúng đã và đang nhắm vào hệ thống mạng của các công ty để lấy cắp dữ liệu và tống tiền. Số liệu cho thấy, một cuộc tấn công như vậy có thể đem lại cho bọn tội phạm mạng hàng trăm nghìn hoặc thậm chí hàng triệu USD.

Theo nhận định của công ty chuyên về phần mềm an ninh mạng và diệt virus Bitdefender thì tội phạm mạng đã lợi dụng tình hình ngày càng nhiều người làm việc từ xa do đại dịch Covid-19 gây ra để xâm nhập vào các hệ thống mạng. Báo cáo của Bitdefender cho thấy các cuộc tấn công ransomware được phát hiện và bị chặn trong thời gian vừa qua đã tăng 715% so với cùng kỳ năm ngoái.

{keywords}
Mã độc tống tiền đang gia tăng mạnh trong năm 2020

Dự báo cho thấy, số lượng các cuộc tấn công ransomware không chỉ gia tăng mà ransomware còn tiếp tục tiến hóa, với một số dạng ransomware phổ biến nhất năm ngoái đã biến mất trong khi các dạng ransomware mới xuất hiện. Trong một số trường hợp, chúng thậm chí còn gây hại nhiều hơn.

Liviu Arsene, nhà nghiên cứu an ninh mạng toàn cầu tại Bitdefender nói với ZDNet rằng: “Nhìn vào sự phát triển của các dòng ransomware năm ngoái và cách chúng thay đổi trong năm nay, hầu hết chúng đã thực sự giảm về số lượng. Các dòng ransomware phổ biến năm nay không phải là các dòng ransomware phổ biến của năm ngoái”.

Chẳng hạn như dòng ransomware phổ biến nhất trong năm 2019 là GandCrab đã biến mất sau khi đã kiếm được nhiều tiền từ các chiến dịch. Kể từ đó, các dòng ransomware mới đã xuất hiện trong năm 2020, bao gồm Sodinokibi - còn được gọi là Revil. Mặc dù không phải là một chiến dịch đại trà, nhưng là một hoạt động được nhắm mục tiêu cao, đã kiếm được số tiền lớn từ các cuộc tấn công ransomware trong thời gian qua.

Thông thường các tin tặc sẽ yêu cầu các tổ chức, cá nhân trả tiền cho chúng khi chúng đã đánh cắp được dữ liệu nếu không chúng sẽ cho rò rỉ dữ liệu của nạn nhân.

Ransomware vẫn là một mối đe dọa an ninh mạng lớn đối với các tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, nhưng có những bước tương đối đơn giản có thể được thực hiện để tránh trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền.

Đó là đảm bảo rằng các bản vá bảo mật được áp dụng càng sớm càng tốt giúp ngăn chặn tin tặc khai thác các lỗ hổng đã biết để có được chỗ đứng trong mạng ngay từ đầu, đồng thời các tổ chức cũng nên áp dụng xác thực đa yếu tố trên toàn hệ sinh thái mạng vì điều đó có thể ngăn chặn tin tặc di chuyển trên mạng lưới bằng cách dành được quyền kiểm soát bổ sung.

Các tổ chức cũng nên thường xuyên sao lưu hệ thống của họ, cũng như kiểm tra các bản sao lưu đó một cách thường xuyên, vì vậy nếu điều tồi tệ nhất xảy ra và ransomware xâm nhập vào mạng thì đã có bản sao lưu để khôi phục nó mà không cần phải trả tiền cho bọn tội phạm mạng.

Phan Văn Hòa (theo ZDnet)

Việt Nam đứng top đầu khu vực bị lây nhiễm mã độc tống tiền

Việt Nam đứng top đầu khu vực bị lây nhiễm mã độc tống tiền

Từ tháng 3 đến tháng 8/2020, Việt Nam có tới 4,2 triệu địa chỉ IP bị lây nhiễm mã độc. Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ nhiễm mã độc tống tiền cao nhất trong khu vực.