Ông Takayuki Tsuzuki, Giám đốc Công ty TNHH Money Forward Việt Nam, cho biết Việt Nam được lựa chọn để trở thành nơi thành lập pháp nhân đầu tiên tại nước ngoài của tập đoàn, bởi nơi đây có nhiều nhân tài ưu tú, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư phần mềm trẻ và ưu tú cùng với việc con người Việt Nam luôn có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, tinh thần thử thách, tính trung thực và hợp tác cao.

Ông Takayuki Tsuzuki, Giám đốc Công ty TNHH Money Forward Việt Nam, đang chia sẻ về triển vọng của chi nhánh Việt Nam.

“Chưa kể, việc chênh lệch múi giờ ngắn giúp cho phía công ty tại Việt Nam dễ dàng khi làm việc với phía Nhật Bản. Công ty tại Việt Nam sẽ là cửa ngõ để tập đoàn này tiến vào thị trường Đông Nam Á”, Giám đốc Money Forward Việt Nam nói.

Chi nhánh Việt Nam không chỉ phát triển các dịch vụ cho thị trường Nhật Bản mà còn cả thị trường Việt Nam và thế giới, với kế hoạch phát triển đội ngũ kỹ sư lên 100 người trong 2 năm tới. Đồng thời các dịch vụ do chi nhánh Việt Nam phát triển được kỳ vọng trở thành nền tảng tài chính cho toàn bộ người dân khu vực Đông Nam Á.

Theo dữ liệu điều tra thị trường công nghệ tài chính Việt Nam của công ty Statista và báo cáo phát hành vào tháng 5/2018 của công ty Solidiance, quy mô thị trường được dự đoán sẽ tăng từ 4.4 tỷ USD (năm 2017) lên 7.8 tỷ USD (năm 2020), thậm chí 35 tỷ USD (năm 2025).

Tập đoàn Money Forward cho biết nhắm đến việc xây dựng những dịch vụ xoay quanh Tài chính và IT nhằm giải quyết các vấn đề về tiền bạc của doanh nghiệp, cá nhân và đưa dịch vụ trở thành “Nền tảng đồng tiền”.

Hiện nay, Money Forward triển khai dịch vụ hỗ trợ việc quản lý tài sản và tài chính cá nhân (tiết kiệm tự động, tư vấn sử dụng tiền…); triển khai dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (phần mềm kế toán, đám mây, phân tích hoạt động kinh doanh, điện tử hóa chứng từ, nhận ủy thác nghiệp vụ thanh toán…). Tại Nhật, “Money Forward ME” là ứng dụng điều hành ngân sách cho cá nhân đạt số lượng 7 triệu người dùng, chiếm thị phần số 1.