Bên thềm Hội nghị lịch sử Mỹ - Triều lần thứ hai được tổ chức tại Hà Nội, câu chuyện hiểu thế nào về Tổng thống Donald Trump - vị nguyên thủ của một đất nước phát triển bậc nhất mà "sự rung rinh của nó có thể làm chao đảo cả kinh tế thế giới" - lại được đặt ra.

Chia sẻ tại buổi giới thiệu ấn phẩm "Hiểu về Tổng thống Trump" (Understanding Trump) của tác giả Newt Gingrich do Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (VAPEC) phối hợp cùng Công ty Sách Omega Việt Nam tổ chức, TS. Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - nhìn nhận ông Trump là một con người thú vị qua ba câu chuyện.

"Tổng thống Trump là một trong những người đặc biệt nhất từng làm ông chủ Nhà Trắng. Những kinh nghiệm kinh doanh thực tế cũng như sự thiếu kinh nghiệm chính trị truyền thống của ông làm cho ông trở thành Tổng thống có một không hai" - Newt Gingrich.

1. Cái phông màu tím than

3 câu chuyện về Tổng thống Donald Trump và chiếc phông nền màu tím ở hội nghị thượng đỉnh Đà Nẵng - Ảnh 2.

Ông Trump là nguyên thủ duy nhất nói chuyện với doanh nghiệp với phông nền màu tím than đằng sau trong hội nghị APEC tổ chức tại Việt Nam 2017. Ảnh: Tiền phong.

Câu chuyện 1 liên quan đến cái phông nền và hai màn hình trong suốt tại Hội nghị thượng đỉnh APEC tổ chức ở Đà Nẵng 2 năm về trước.

Tại sự kiện ấy, khi trò chuyện với doanh nghiệp, tất cả các nguyên thủ khác đều đứng nói trước phông nền đằng sau màu nâu rất đẹp. Riêng ông Donald Trump, phông nền sử dụng là màu tím than.

3 câu chuyện về Tổng thống Donald Trump và chiếc phông nền màu tím ở hội nghị thượng đỉnh Đà Nẵng - Ảnh 3.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu tại Hội nghị APEC 2017 tại Việt Nam trước phông nền màu vàng nâu. Ảnh: Manila Bulletin

"Chúng tôi không hiểu tại sao có chuyện thay phông này. Sau hỏi bên truyền thông mới biết rằng: Ông Donald Trump là một người rất muốn gây ấn tượng. Cho nên, với mái tóc màu hơi nâu của ông thì phông đằng sau phải màu tím than mới nổi bật, màu phông cũ dễ tiệp cùng màu tóc", TS. Thành giải thích.

"Donald Trump rất biết cách gây ấn tượng".

Ông Trump biết cách gây ấn tượng, và đặc biệt là một nhà hùng biện giỏi. Thời điểm ông phát ngôn, trước mặt ông là 2 màn hình trong suốt.

2. Chuyên gia kinh tế Việt nghĩ gì về Donald Trump?

3 câu chuyện về Tổng thống Donald Trump và chiếc phông nền màu tím ở hội nghị thượng đỉnh Đà Nẵng - Ảnh 4.

Ảnh: Independent.

Câu chuyện thứ 2 là khi ông Donald Trump mới lên cầm quyền, bộ phận đối ngoại của Việt Nam tổ chức một cuộc gặp đầu năm 2017 để bàn về việc mọi người nghĩ gì về ông Donald Trump.

"Trong cuộc họp ấy, có người nhấn mạnh sự bất định, thất thường khi tiếp nhận thông tin qua truyền thông. Nhưng có vẻ chúng tôi đều thống nhất, từ đầu tiên khẳng định về Trump là Thực dụng. Bởi đây là một doanh nhân, cách thức ông kinh doanh, hô khẩu hiệu, thuê người Mỹ, mua hàng Mỹ… đều thể hiện quan điểm thực dụng".

"Cho nên, nói ông ấy bất thường có lẽ chưa đúng lắm, mà cơ bản các hoạt động, lời nói của ông đều gắn tính Thực dụng với một sự linh hoạt cần thiết để đảm bảo đúng mục tiêu ông hướng tới: "America First" (Nước Mỹ trên hết)", TS. Thành nói.

3. "Anh nói một chiến dịch mất 80 triệu USD, nhưng tôi mới chỉ tiêu 30 triệu USD thôi"

3 câu chuyện về Tổng thống Donald Trump và chiếc phông nền màu tím ở hội nghị thượng đỉnh Đà Nẵng - Ảnh 5.

Câu chuyện 3 là câu chuyện được ghi lại bởi Newt Gingrich trong ấn phẩm "Hiểu về Tổng thống Trump". Ông Gingrich là nguyên Chủ tịch Hạ viện Mỹ giai đoạn 1995 đến 1999. Ông cũng từng là một ứng cử viên chạy đua làm đại diện của Đảng Cộng hòa trong kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2012.

"Cuối cùng, vào tháng 1/2015, Callista và tôi ở Des Moines, Iowa, dự Hội nghị thượng đỉnh tự do do Dave Bossie và đại diện Steve King của bang Iowa tổ chức. Ông Trump nghỉ ở trung tâm thành phố Marriott, và chúng tôi cũng vậy. Đêm trước ngày hội nghị, ông Trump gọi Callista và tôi hỏi liệu chúng tôi có thể cùng ăn sáng với ông vào ngày hôm sau không. Tất nhiên, chúng tôi đã đồng ý.

Tính tiết kiệm và nguyên tắc hoạt động của Trump – "TRƯỚC thời hạn và DƯỚI ngân sách"

Tôi trình bày những gì mình nghĩ, rằng ông phải điều hành một chiến dịch tranh cử quốc gia nếu không giới truyền thông và cử tri sẽ không coi trọng ông. Ông cũng cần lên kế hoạch chạy đua ở các bang Iowa và New Hampshire, và tôi đã nói về những điều khác nhau mà chúng tôi đã học được vào năm 2011 và 2012.

Với phong cách doanh nhân của mình, ông Trump nói, "Vậy thì, điểm mấu chốt là gì?" Tôi suy nghĩ trong một phút và nói rằng, với khoảng 70-80 triệu USD, ông có thể cạnh tranh.

Phản ứng của ông rất khôi hài. Sau một hồi suy nghĩ, ông nói, "70-80 triệu USD: hẳn bằng một chiếc du thuyền. Điều này sẽ vui hơn rất nhiều so với việc sở hữu một chiếc du thuyền!"

Đó là lúc Callista và tôi biết rằng một ứng cử viên Tổng thống Trump là có khả năng – và một Tổng thống Trump là điều có thể xảy ra.

Vài tuần sau khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu sơ bộ ở Nam Carolina, tôi đã nói chuyện với Trump qua điện thoại. Cuối cuộc gọi, ông đùa rằng, "Nhân tiện, anh nói cần phải tiêu 80 triệu nhưng tôi mới chỉ tiêu 30 triệu thôi. Tôi thấy thật tệ." Từ đó, tôi biết về tính tiết kiệm và nguyên tắc hoạt động của ông Trump – "trước thời hạn và dưới ngân sách"".

 

Theo Trí Thức Trẻ