Mô hình robot tự lắp ráp trong Iron Man có lẽ sắp được áp dụng cho mẫu smartphone do Viện công nghệ Massachusetts (MIT) phát triển.

{keywords}

Đó là một chiếc smartphone với các phụ kiện riêng lẻ có khả năng tự ráp hoàn chỉnh vào nhau trước mắt bạn. Thực tế, các phụ kiện này được đặt trong một chiếc cốc, bạn cần phải lắc qua lắc lại ở tốc độ vừa đủ để chúng gắn kết với nhau. Tất cả chỉ mất chưa tới 1 phút.

Để hình dung dễ hơn, quá trình trên cũng giống cách thức protein kết hợp với nhau khi chúng tạo ra tế bào. Sản phẩm do phòng thí nghiệm tự lắp ráp MIT Self-Assembly Lab phát triển.

Có lẽ MIT Self-Assembly Lab muốn mang tới một khái niệm mới, áp dụng cách thức hoạt động của nguyên tử, tế bào và hành tinh này vào những đồ vật do con người tạo ra. Kết quả cuối cùng là những chiếc smartphone tự ráp có giá rẻ hơn rất nhiều, đồng thời cũng rất dễ sản xuất so với mẫu thiết bị hiện nay.

Thực tế, quy trình này đơn giản hơn nhiều so với các kỹ thuật lắp ráp tự động mà con người đang áp dụng hiện nay.

Nhóm nghiên cứu của MIT đã làm việc với ý tưởng trên từ năm 2013, và đã thử nghiệm mẫu cách đây một năm. Hiện tại, ý tưởng này đã được cấp vốn và có thể được sản xuất hàng loạt trong thời gian tới.

Phần thú vị nhất của concept này chính là thiết kế. Hiện mẫu thiết bị được tạo ra trên những linh kiện làm sẵn. Nhưng hãy tưởng tượng xem, bạn chỉ cần lắc qua lắc lại là đã có một chiếc smartphone sử dụng – không phải là rất thú vị hay sao.

Kết hợp với dự án điện thoại theo dạng module của Google – Project Ara, bạn có thể tạo ra rất nhiều mẫu smartphone thú vị theo ý thích riêng mình.

Nguyễn Minh (theo DigitalTrends)