{keywords}
Sở TT&TT Nam Định sẽ xác định cấp độ ATTT của các hệ thống đang được ứng dụng. (Ảnh: egov) 

Sở TT&TT Nam Định vừa ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2021 trong đó xác định nhiều nhiệm vụ cần hoàn thành vào năm tới.

Sở TT&TT hiện cung cấp 42 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 17 dịch vụ đang ở mức độ 4 (chiếm 28%), 25 dịch vụ mức độ 3 (chiếm 48%); trên 50% dịch vụ mức độ 3, 4 đã phát sinh hồ sơ.

Năm 2020, 100% hồ sơ thủ tục hành chính của Sở được thực hiện qua hệ thống một cửa điện tử trong đó có 58% hồ sơ được xử lý trực tuyến ở mức độ 3, 4.

Phần mềm quản lý văn bản và điều hành được ứng dụng hiệu quả trong hoạt động của cơ quan; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước (trừ văn bản mật) được thực hiện dưới dạng điện tử, có sử dụng chữ ký số.

Theo báo cáo, 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thư điện tử công vụ để trao đổi công việc. Sở cũng triển khai Dự án phần mềm hệ thống thông tin báo cáo ngành Thông tin và truyền thông, ứng dụng hiệu quả phần mềm vào hoạt động của cơ quan, giúp đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, kinh phí trong công tác báo cáo ngành.

Năm 2020, Sở TT&TT đã triển khai ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý cán bộ, công chức; hệ thống thông tin báo cáo ngành Thông tin và truyền thông vào hoạt động của cơ quan. Đồng thời, sử dụng hiệu quả các phần mềm dùng chung sẵn có và các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn.

Sở TT&TT đã hoàn thành 100% các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra theo Kế hoạch đề ra; thực hiện tốt các nhiệm vụ được UBND tỉnh phân công trong Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016 - 2020.

Phần mềm quản lý văn bản và điều hành được triển khai có hiệu quả trong nội bộ cơ quan; triển khai ứng dụng chữ ký số điện tử; các phần mềm dùng chung, các ứng dụng chuyên ngành đều được áp dụng hiệu quả; 100% hồ sơ dịch vụ công được xử lý dưới dạng điện tử; bảo đảm những tiêu chí về giải quyết hồ sơ dịch vụ công mức độ 3, 4; công tác bảo đảm an toàn thông tin luôn được chú trọng.

Trong năm 2021, Sở TT&TT Nam Định đặt mục tiêu đạt 100% văn bản trao đổi với các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử qua phần mềm quản lý văn bản và trục liên thông, có ứng dụng chữ ký số.

Tiếp tục duy trì và nâng cao tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử. Khai thác hiệu quả các hệ thống thông tin, phần mềm đang được triển khai; tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, triển khai những phần mềm mới áp dụng cho cơ quan. Tăng cường bảo đảm an toàn, bảo mật cho các hệ thống thông tin.

Cụ thể, Sở sẽ bảo đảm Cổng thông tin điện tử hoạt động ổn định, thông tin được cập nhật đầy đủ kịp thời theo quy định. Tiếp tục nâng cấp hệ thống quản lý văn bản và điều hành bảo đảm sử dụng tiện lợi, bám sát vào hoạt động thực tế, hầu hết hoạt động nội bộ của cơ quan được triển khai qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành.

Cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ để trao đổi công việc. Sử dụng hiệu quả các phần mềm đã được triển khai; áp dụng những hệ thống thông tin mới: Hệ thống báo cáo của tỉnh, phần mềm quản lý cán bộ, công chức của tỉnh.

Để phục vụ người dân và doanh nghiệp, Sở sẽ thường xuyên cập nhật, công khai đầy đủ thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Sở để giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, nắm bắt thông tin. Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 theo đúng lộ trình cung cấp dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 của Chính phủ. 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện qua hệ thống một cửa điện tử.

Đồng thời xây dựng, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Ứng dụng các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn và sử dụng có hiệu quả phần mềm đã được trang bị và các phần mềm sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

Về nguồn nhân lực CNTT, sẽ chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ công chức, viên chức, cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin. Tiếp tục bồi dưỡng về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và cải cách hành chính; bồi dưỡng quản trị mạng nội bộ và bảo mật, an toàn, an ninh thông tin. Nâng cấp thiết bị cho trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Bổ sung, thay thế các máy trạm cấu hình thấp, không còn phù hợp.

Trong công tác bảo đảm an toàn thông tin, Sở TT&TT xác định cấp độ an toàn thông tin của các hệ thống thông tin đang được ứng dụng tại Sở, thực hiện các phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ được phê duyệt. Ngoài ra, đơn vị cũng trang bị phần mềm diệt vi rút cho các thiết bị máy trạm.

Về giải pháp, Sở TT&TT chịu trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành Quy chế về bảo đảm an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh; Chính sách thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến,… Đôn đốc các phòng, đơn vị thuộc Sở thực hiện nghiêm các quy chế, chỉ thị, kế hoạch và các văn bản về ứng dụng CNTT.

Đồng thời, bảo đảm nguồn kinh phí cho ứng dụng công nghệ thông tin trong kế hoạch ngân sách hàng năm của tỉnh cấp cho Sở. Thực hiện lồng ghép đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin vào các chương trình, dự án kinh tế - xã hội khác và huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau.

D.V

Bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống Chính phủ điện tử và các giao dịch dân sự

Bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống Chính phủ điện tử và các giao dịch dân sự

Trong bối cảnh xây dựng Chính phủ điện tử dựa trên nhiều nền tảng CNTT và tăng cường thực hiện dịch vụ công trực tuyến của người dân, doanh nghiệp, cần đẩy mạnh để bảo mật cho các hệ thống Chính phủ điện tử, bảo đảm các giao dịch dân sự.