{keywords}
Máy giặt cửa trên (lồng đứng) dễ làm quần áo xoắn vặn vào với nhau.

Nói đến máy giặt, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hai thứ đối lập. Một là máy giặt cửa dưới/trước (lồng ngang) đắt nhưng dùng bền và hai là máy giặt cửa trên (lồng đứng) rẻ nhưng dễ làm hỏng quần áo.

Đấy là công nghệ của rất nhiều năm trước khi các nhà sản xuất chưa tìm cách cải tiến thiết kế. Khi đó, máy giặt cửa trên sử dụng công nghệ lạc hậu là bơm nước từ trên xuống cho đến khi đầy thùng, vừa lãng phí nước mà lại lãng phí bột giặt vì phải hòa trộn vào một lượng nước lớn hơn.

Tuy nhiên, do nước được đổ đầy thùng giặt, quá trình giặt của máy cửa trên sẽ nhanh hơn, đỡ tốn thời gian hơn so với cửa ngang. Đồng thời, người dùng có thể cho một lượng quần áo nhiều hơn trọng lượng quy định ở máy cửa trên dù nhà sản xuất không khuyến khích.

Ngoài ra, công nghệ motor thời đó khiến cho việc giặt ở máy cửa trên dễ gây hư hại vải do quần áo xoắn vào nhau trong lúc chuyển động vắt, dù tốc độ quay vắt chỉ dưới 800 vòng/phút (bằng khoảng một nửa so với máy giặt cửa trước).

Áp lực nước đè xuống động cơ cũng khiến tuổi thọ máy cửa trên chỉ đạt trung bình 5 năm. Đồng thời, vì quần áo bị dồn xuống dưới đáy thùng nên quá trình đảo và giặt của máy giặt cửa trên cũng ồn hơn so với cửa trước về mặt lý thuyết. 

{keywords}
Tuy nhiên công nghệ hiện đã cải thiện đáng kể nhược điểm này của máy giặt cửa trên

Trên thực tế, máy giặt cửa trên có độ cân bằng tốt hơn máy giặt cửa dưới do trọng lượng dồn đều xuống đáy lồng giặt. Trong cùng điều kiện xếp quần áo vào máy giặt, thao tác bố trí quần áo không đều ở máy cửa dưới có thể gây ra tình trạng mất cân bằng, làm máy giặt rung lắc dữ dội và ồn hơn nhiều so với máy cửa trên. 

Ưu điểm quan trọng của máy giặt cửa trên là đỡ tốn diện tích so với cửa trước, do không cần một khoảng không gian để mở cửa lồng giặt. Ngoài ra, máy giặt cửa trên có thể giặt được nhiều quần áo hơn mà giá chỉ bằng một nửa so với máy giặt cửa dưới ở cùng trọng lượng.

Tất nhiên, ưu điểm về diện tích của cửa trên sẽ không phù hợp với các cửa hàng giặt khô là hơi, nơi có nhiều máy giặt cửa dưới xếp chồng lên nhau. 

Một vấn đề khác là máy giặt cửa trên xả toàn bộ nước từ trên xuống, do đó lồng giặt về cơ bản luôn trong tình trạng sạch sẽ, dù sẽ tốn nước hơn gấp ít nhất hai lần máy giặt cửa dưới. Đổi lại, máy giặt cửa dưới chỉ dùng một nửa lượng nước có thể để chứa đầy lồng giặt, do đó phần gioăng cao su tiếp xúc với lồng giặt và một nửa trên lồng giặt có thể không sạch và cần vệ sinh tự động sau khoảng 30 lần giặt.

{keywords}
Cửa trên hay cửa dưới đều có chất lượng tốt theo công nghệ hiện nay.

Trên thực tế, ngày nay các nhà sản xuất đã cải tiến đáng kể công nghệ trên máy giặt cửa trên. Từ chu trình đưa nước vào từ dưới lên cho đến chu trình giặt ‘smart’. Các máy có công nghệ đảo nước từ dưới lên và bắn nước bốn phía, đảo lồng giặt và mâm giật ngược nhau, đảo nửa vòng rồi lộn lại, đẩy không khí vào bên trong giúp quần áo vừa sạch sẽ, mau khô mà không bị xoắn vào nhau hay làm hỏng vải như trước kia.

Nhờ thêm thắt cảm biến, máy giặt cửa trên có thể giặt nhiều thứ có kích thước khác nhau với lượng nước phù hợp. Máy giặt cửa trên hiện cũng có thể giặt chu trình nước nóng và có thêm công nghệ inverter (biến tần) giúp tiết kiệm điện năng hơn cả trước kia. 

Mức giá cho máy giặt cửa trên loại phổ thông dao động từ 5-11 triệu đồng. Trong khi đó ở cùng trọng lượng, máy giặt cửa dưới sẽ đắt hơn 3-4 triệu đồng, trong khoảng 8-16 triệu đồng. Cả cửa trên và cửa dưới đều trang bị giặt hơi nước chống nhăn quần áo, nhưng chỉ có mặt trên một số mẫu mã cao cấp nhất. 

Ngoài ra, một số mẫu máy giặt cửa trên hiện nay vẫn sử dụng dây curoa để truyền chuyển động. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng có thể phải thay dây sau một thời gian sử dụng và máy sẽ ồn hơn. 

Nhìn chung, máy giặt cửa trên phù hợp đặt trong phòng có diện tích nhỏ hẹp. Ở điều kiện công nghệ hiện nay, người tiêu dùng không nên quá đắn đo trong việc chọn cửa dưới hay cửa trên nếu tài chính dư dả. Nếu không, máy giặt cửa trên ở mức giá dưới 5 triệu vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản cho các hộ gia đình dưới 3 người.

Phương Nguyễn

Những lỗi có thể gặp trên Smart TV

Những lỗi có thể gặp trên Smart TV

Tùy từng loại âm thanh phát ra bên trong tivi mà người dùng mới biết được có hỏng hóc gì nguy hiểm hay không.