Đại học RMIT Việt Nam mở ngành đào tạo mới Kinh doanh kỹ thuật số | RMIT Việt Nam mở 2 ngành mới Quản trị Nguồn nhân lực và Kinh doanh Kỹ thuật số | Ngành mới Kinh doanh kỹ thuật số của RMIT Việt Nam đón lứa sinh viên đầu tiên vào tháng 10/2019

Cả 2 ngành mới Quản trị Nguồn nhân lực và Kinh doanh Kỹ thuật số của RMIT Việt Nam đều đưa phương pháp Học tập từ thực tiễn công việc WIL vào giảng dạy (Ảnh minh họa: RMIT Việt Nam).

Phó Giáo sư Mathews Nkhoma, Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị tại RMIT Việt Nam cho biết, 2 chương trình mới sẽ đáp ứng nhu cầu nhân sự cho ngành quản trị nguồn nhân lực đang ngày càng tăng cao, cũng như cho các mô hình kinh doanh mới xuất hiện kết quả từ những đột phá trong kỹ thuật số.

Với ngành Kinh doanh Kỹ thuật số, Phó giáo sư Nkhoma cho biết khái niệm kinh doanh kỹ thuật số còn khá mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo số liệu từ Bộ Công Thương, ngành này lại đang trên đà tăng trưởng tốt, với tổng thu nhập 5 tỉ USD vào năm 2016 và con số này dự đoán sẽ tăng lên 10 tỉ USD vào năm 2021.

“Đây là một thị trường năng động với hàng tá “người chơi” trong nước và quốc tế, đưa ra thị trường mọi loại sản phẩm từ chăm sóc cá nhân và thiết bị điện tử, đến xe cộ và bất động sản. Có thể kể đến những gương mặt nổi bật trong lĩnh vực này gồm Lazada, Shopee, Batdongsan và Thegioididong, cũng như các doanh nghiệp hợp tác hoạt động như Grab hay Luxstay, các công ty tài chính công nghệ như Timo”, Phó giáo sư nói.

Phó giáo sư Nkhoma nhấn mạnh: “Để thành công trong thế giới số hóa, chuyên gia trong ngành này và lãnh đạo doanh nghiệp phải có chuyên môn về kỹ thuật cũng như các kỹ năng thiết yếu để đương đầu với những thách thức từ các đột phá diễn ra không ngừng”.

Đại diện RMIT Việt Nam cho biết chương trình Kinh doanh kỹ thuật số sẽ trang bị để sinh viên sẵn sàng làm việc trong kỷ nguyên số, đồng thời hỗ trợ giúp các bạn tiếp cận với mọi xu hướng mới nhất của kỹ thuật số, ứng dụng và lý thuyết. Ngành này sẽ tạo tiền đề để sinh viên tốt nghiệp nắm giữ những vai trò lãnh đạo và quản trị trong các tổ chức như các cơ quan thuộc chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp kỹ thuật số, doanh nghiệp khởi nghiệp kỹ thuật số và các công ty tài chính công nghệ.

Cũng theo nhận định của Phó Giáo sư Nkhoma, Việt Nam với vị thế là một trong những quốc gia mới nổi năng động nhất khu vực Đông Nam Á, cần đội ngũ nhân lực nhanh nhẹn và thông thạo nhiều mảng hơn nhằm duy trì tính cạnh tranh của mình. Do lực lượng lao động tại Việt Nam ngày càng gia tăng về số lượng, nhu cầu về chuyên gia nhân sự cũng tăng cao theo.

"Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ cũng cần một thế hệ chuyên gia nhân sự mới, những người được trang bị kiến thức mới nhất và bộ kỹ năng cần thiết giúp giải quyết những thách thức hiện nay tại các công sở. Chương trình Quản trị Nguồn nhân lực sẽ giúp sinh viên đặt được các tiêu chuẩn chuyên môn quốc tế và có lợi thế cạnh tranh cao trong lĩnh vực nhân sự”, Phó Giáo sư Nkhoma nói.

Được sự công nhận của Viện Khoa học Quản lý nguồn nhân lực Úc, chương trình Quản trị Nguồn nhân lực sẽ cho sinh viên học ngành này bằng cấp đạt tiêu chuẩn được công nhận dành cho chuyên gia nhân sự. Bên cạnh đó, nội dung học được kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và kỹ năng thực hành, bao hàm tất cả các khía cạnh về quản lý con người trong một tổ chức như quan hệ tuyển dụng, sức khỏe và an toàn lao động, sức khỏe tâm thân, phát triển nhân lực, quản lý hiệu suất làm việc trong tổ chức, quản lý nhân sự quốc tế, đàm phán và ủng hộ.

Cả hai ngành Quản trị Nguồn nhân lực và Kinh doanh Kỹ thuật số đều đưa phương pháp Học tập từ thực tiễn công việc WIL vào giảng dạy. Phương pháp này bao hàm các dự án dựa vào tình huống thực trong ngành, các tình huống giả định hoặc bố trí công việc thực thụ.

RMIT Việt Nam sẽ trao bốn suất học bổng trị giá 50% học phí chương trình đại học cho sinh viên ứng tuyển vào 2 ngành Quản trị Nguồn nhân lực và Kinh doanh Kỹ thuật số (2 suất cho mỗi ngành). Trường sẽ ra mắt 2 chương trình tại cơ sở Hà Nội vào ngày 11/8 và tại cơ sở Nam Sài Gòn vào ngày 15/8/2019.