Theo số liệu từ CoinShares, số tiền đổ vào tiền ảo tiếp tục bùng nổ trong năm 2021, với tổng vốn đầu tư đạt 9,3 tỷ USD, tăng 36% so với 6,8 tỷ USD ghi nhận trong năm 2020.

{keywords}

Không chỉ những nhà đầu tư nghiệp dư hay nhỏ lẻ, sẽ có nhiều thể chế tài chính được cho là sẽ tham gia vào thị trường này trong năm 2022, theo dự đoán của Sam Bankman-Fried, CEO FTX (sàn giao dịch tiền điện tử).

“Tôi đã nói chuyện với tất cả các ngân hàng chủ chốt, các ngân hàng đầu tư lớn, quỹ hưu trí – tất cả bọn họ đều đang hướng tới lĩnh vực này”, CEO FTX cho biết hồi đầu tháng 1.

Ngân hàng trung ương và các nhà lập pháp đều đã bày tỏ lo ngại về mức độ biến động của những tài sản tiền ảo như Bitcoin, Ether,… quy mô thao túng thị trường cũng như các rủi ro hệ thống mà các đồng tiền kỹ thuật số mang tới.

Thế nhưng, nhiều ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới cũng đã tham gia cuộc chơi, cung cấp một loạt tùy chọn để khách hàng tham gia vào thế giới tiền điện tử và kỹ thuật số. Một số tay chơi chính tại phố Wall kỳ vọng Bitcoin sẽ đạt mốc 100.000 USD/đồng hoặc hơn, trong những năm tới.

JPMorgan

Tháng 7 năm ngoái, JPMorgan đã cung cấp cho tất cả khách hàng quyền truy cập vào các quỹ tiền điện tử, trở thành ngân hàng lớn đầu tiên của Mỹ đem tới dịch vụ này cho khách hàng cá nhân và nhỏ lẻ.

Mặc dù CEO Jamie Dimon “cá nhân không phải là người ủng hộ tiền điện tử”, nhưng ngân hàng của ông vẫn mở rộng các dịch vụ để đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng. Theo Dimon, khách hàng là người đưa ra quyết định cuối cùng.

Đối với vũ trụ ảo (metaverse), trong một báo cáo tuần trước, JPMorgan khẳng định những cơ hội là “vô hạn” trong thế giới kỹ thuật số và có thể tạo ra 1.000 tỷ USD doanh thu hàng năm.

Goldman Sachs

Ngân hàng phố Wall này gần đây nói rằng việc áp dụng chính thống tiền điện tử không nhất thiết tạo ra lợi nhuận kếch xù đối với trường hợp của Bitcoin, nhưng không nghi ngờ gì về việc tiền tệ kỹ thuật số và thế giới ảo sẽ đem lại những cơ hội lớn.

“Đội ngũ giao dịch tiền ảo sẽ là một phần của đơn vị Tiền tệ thế giới và Thị trường mới nổi (GCEM)”, ngân hàng này cho biết khi trở thành ngân hàng lớn đầu tiên cung cấp dịch vụ giao dịch tiền ảo trong năm 2021.

Goldman Sachs đang cung cấp cho khách hàng các sản phẩm phái sinh công khai gắn liền với Bitcoin từ năm 2018 và liên tục phát triển các dịch vụ liên quan tiền ảo kể từ đó.

Theo một nghiên cứu chi tiết của ngân hàng, metaverse với sự phát triển của công nghệ tiền điện tử, nơi người dùng có thể mua hàng hoá, đất đai ảo, có thể tạo ra cơ hội đầu tư trị giá 8.000 tỷ USD.

Morgan Stanley

Ngay từ đầu năm 2021, Morgan Stanley đã trở thành ngân hàng đầu tiên cho phép tiếp cận các quỹ Bitcoin, thông qua 3 sản phẩm dịch vụ, với điều kiện khách hàng ký quỹ đầu tư tại đây ít nhất 2 triệu USD.

Giám đốc điều hành James Gorman cho biết tiền ảo không chiếm phần lớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhưng cũng sẽ không nhanh chóng biến mất. Ông cho rằng “tiền ảo không phải là một xu hướng nhất thời”.

Theo CoinTelegraph, Morgan Stanley đang nắm giữ số Bitcoin khoảng 300 triệu USD và ngân hàng này cũng có nhóm nghiên cứu tiền điện tử. “Việc ra mắt nhóm nghiên cứu tiền ảo là sự công nhận đối với sự lớn mạnh của tiền ảo và các tài sản kỹ thuật số trên thị trường toàn cầu”, ngân hàng này khẳng định.

Morgan Stanley dự báo thị trường thương hiệu xa xỉ mã hoá không thay thế (NFT) có thể đạt 240 tỷ USD vào năm 2030.

Wells Fargo

Ngân hàng tin rằng đây mới chỉ là bắt đầu với tiền ảo, việc chấp thuận tài sản này đang ở “bước ngoặt” và cũng không phải quá muộn để tham gia thị trường đối với những ai vẫn còn do dự.

Wells Fargo bắt đầu cung cấp dịch vụ liên quan tiền ảo cho các khách hàng và quản lý đầu tư giàu có từ năm ngoái.

“Đối với những nhà đầu tư đủ điều kiện và quan tâm tới lĩnh vực này, có một số gợi ý rằng đây có thể trở thành một công cụ đa dạng hoá tốt cho việc nắm giữ danh mục đầu tư”, ngân hàng cho biết.

Vinh Ngô (Theo SCMP)

Nga đề xuất cấm hoàn toàn đào và giao dịch tiền ảo

Nga đề xuất cấm hoàn toàn đào và giao dịch tiền ảo

Ngân hàng trung ương Nga đề xuất cấm sử dụng và đào tiền ảo trên lãnh thổ Nga do nguy cơ với ổn định tài chính, phúc lợi của công dân và chính sách tiền tệ.