Ở Thanh Hóa và các tỉnh miền Trung, thời tiết hiện đang tương đối thuận lợi để quan sát hiện tượng nguyệt thực.

Tại khu vực, miền Nam và các tỉnh Tây nguyên, nhiều nơi đang có mưa và thời tiết không thuận lợi. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc quan sát nguyệt thực.

Trên bầu trời Hà Nội, theo dự báo khoảng 18h30 Mặt Trăng sẽ bắt đầu xuất hiện ở đường chân trời. Ở thời điểm này, rất có thể Mặt Trăng đã xuất hiện những nằm ngay sát đường chân trời và đang bị các tòa nhà che khuất.

Tại Hà Nội, người xem có thể quan sát Nguyệt Thực ở hướng giữa Đông và Đông Nam. Tuy vậy, hiện tại (18h20) đang có một số gợn mây khá to gần phía đường chân trời.

{keywords}
Ảnh lúc 18h20 tại Hà Nội

 

Hình ảnh lúc 18h30. Mặt Trời đã dần khuất hẳn. Theo lý thuyết lúc này Mặt Trăng đang ở sát đường chân trời phía Đông, Đông Nam. Khoảng 18h45 đến gần 7h, khi Mặt Trăng lên đủ cao, lúc này mới thuận lợi để người xem có thể quan sát.

Theo phản ánh, ở Ninh Thuận, Mặt Trăng đã bắt đầu lên và người xem có thể quan sát.

Tại Đà Nẵng, thời tiết đẹp và người xem có thể quan sát tốt. Mặt Trăng lúc này hiện vừa kết thúc pha toàn phần, Mặt Trăng dần đi khỏi vùng bóng tối.

{keywords}
Hình ảnh lúc 18h30

Tại Hà Tĩnh: Khu vực ven biển có thể quan sát tốt. Người xem có thể tìm Mặt Trăng ở hướng Đông, Đông Nam. Một số khu vực miền núi của Hà Tĩnh có thể có mưa, gây khó khăn cho việc quan sát.

Tại Đài Loan, một nơi rất gần với Việt Nam, điều kiện thời tiết thuận lợi nên việc quan sát nguyệt thực khá dễ dàng.

 

{keywords}
 

 

Dưới đây là hình ảnh nguyệt thực được ghi lại tại Nhật Bản. Lúc này Mặt Trăng đã qua giai đoạn toàn phần và đang dần rời khỏi vùng tối của Trái Đất.

{keywords}
Hình ảnh ở Nhật Bản

Quảng Ngãi: Nguyệt thực đã bắt đầu xuất hiện. Hình ảnh được ghi lại bởi một kính thiên văn quan sát phổ thông.

{keywords}
Mặt Trăng ở Quảng Ngãi
{keywords}
Mặt Trăng đã xuất hiện lờ mờ trên bầu trời Hà Nội.

 

Mặt Trăng đã xuất hiện lờ mờ trên bầu trời Hà Nội. 

Nha Trang và Phú Yên: Trăng đang lên và người dân có thể quan sát nguyệt thực một phần. 

Bình Định, Quảng Nam: Thời tiết tốt và nhiều nơi đã có thể quan sát nguyệt thực.

19h00: Nguyệt thực đã có thể quan sát tại Hà Nội. Hình ảnh được ghi lại dưới ống kính thiên văn. Việc quan sát sẽ khó khăn hơn nhưng vẫn có thể thực hiện được bằng mắt thường.

{keywords}
Nguyệt thực đã có thể quan sát tại Hà Nội

Khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng sẽ bị che khuất khỏi Mặt Trời bởi Trái Đất, gây ra hiện tượng nguyệt thực.

Hình ảnh nguyệt thực ghi lại lúc 19h00 tại Quảng Ngãi. 40% diện tích Mặt Trăng đã đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất.

{keywords}
Hình ảnh nguyệt thực ghi lại lúc 19h00 tại Quảng Ngãi.

 

Hình ảnh nguyệt thực tại Hà Nội được ghi lại dưới ống kính thiên văn đơn giản lúc 19h15. Có thể thấy 50% diện tích Mặt Trăng đã rời khỏi vùng bóng tối của Trái Đất.

{keywords}
Ảnh chụp Nguyệt Thực tại Hà Nội lúc 19h15 ngày 26/5.

Lúc này tại một số nơi ở Hà Nội trời đang có gió mạnh. Điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đối với những người quan sát bằng ống kính thiên văn.

 

Ở TP.HCM lúc này mây mù mịt, người xem gần như không có cơ hội quan sát nguyệt thực. Tại Hà Nội, 60% Mặt Trăng đã rời khỏi vùng bóng tối của Trái Đất.

{keywords}
 

Theo dự báo, hiện tượng nguyệt thực sẽ kết thúc vào lúc 19h52'. Như vậy, chỉ còn khoảng 30 phút nữa để người xem quan sát hiện tượng này.

19h30: Cảnh nguyệt thực được ghi lại tại Hà Nội lúc 19h30. Lúc này, 70% diện tích đã sáng trở lại.

{keywords}
70% Mặt Trăng đã sáng trở lại vào lúc 19h30, quan sát từ Hà Nội. 

19h45: Hình ảnh nguyệt thực ghi lại tại Hà nội. Có thể thấy Mặt Trăng đã gần đi ra hoàn toàn khỏi vùng bóng tối của Trái Đất.

{keywords}
Mặt Trăng đã gần đi ra hoàn toàn khỏi vùng bóng tối của Trái Đất.

19h55: Tại Hà Nội, nguyệt thực một phần đã kết thúc.

{keywords}
 

Mặt Trăng hiện di chuyển vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất. Trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, từ 20h00 đên 20h49 sẽ diễn ra hiện tượng nguyệt thực nửa tối. Ở thời điểm này, Mặt Trăng sẽ tối và mờ hơn một chút so với thông thường. Sau thời điểm 21h tối nay (26/5), hiện tượng nguyệt thực sẽ kết thúc hoàn toàn. Khi đó, toàn bộ Mặt Trăng sẽ lại được chiếu sáng trực tiếp bởi Mặt Trời.

{keywords}
Trực tiếp: Nguyệt thực toàn phần và siêu trăng Việt Nam ngày 26/5

Lần nguyệt thực ngày hôm nay trùng với thời điểm Mặt Trăng ở vào vị trí gần Trái Đất nhất. Do vậy, giới quan sát sẽ được chứng kiến hiện tượng kép nguyệt thực và siêu trăng

{keywords}
Mô phỏng diễn biến của hiện tượng nguyệt thực. Lần nguyệt thực này tại Việt Nam sẽ khác biệt khi đi kèm với hiện tượng siêu trăng máu. 

Trong các truyền thuyết của một số nền văn hóa, hiện tượng nguyệt thực thường được liên tưởng đến một số điều không may mắn.

Ở thời cổ đại, người ta tin rằng mỗi khi nguyệt thực xảy ra là dấu hiệu của một sự thay đổi to lớn và báo trước điềm xấu sắp đến. Ở thời hiện đại, nhiều người vẫn giữ những quan niệm xấu về hiện tượng này. Quý độc giả có thể truy cập vào đây để hiểu đúng và chính xác về hiện tượng nguyệt thực

Năm nay, Việt Nam nằm trong khu vực địa lý có thể quan sát tốt hiện tượng nguyệt thực. Tuy vậy, tùy thuộc vào từng khu vực mà khả năng quan sát cũng như thời gian quan sát nguyệt thực lại có sự khác biệt giữa các tỉnh thành. 

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một số khu vực chiều tối nay có thời tiết rất thuận lợi để quan sát nguyệt thực. Quý độc giả có thể truy cập vào đây để biết chính xác khu vực mình sinh sống liệu có thể quan sát được hiện tượng này. 

Các mốc diễn ra hiện tượng nguyệt thực chiều, tối 26/5 (giờ Việt Nam):

- 15h47: Nguyệt thực nửa tối bắt đầu, Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất và bắt đầu giảm độ sáng.

- 16h44: Nguyệt thực một phần bắt đầu, Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và dần bị che khuất một phần.

- 18h18: Nguyệt thực đạt cực đại, Mặt Trăng nằm ở gần trung tâm của vùng bóng tối.

- 18h25: Nguyệt thực toàn phần kết thúc, Mặt Trăng bắt đầu đi ra khỏi vùng bóng tối của Trái Đất.

- 18h35: khi Mặt Trăng mọc lên từ đường chân trời.

- 19h52: Nguyệt thực một phần kết thúc, Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất.

- 20h49: Nguyệt thực nửa tối kết thúc, Mặt Trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối của Trái Đất.

Trọng Đạt

 

Những điều cần biết để quan sát nguyệt thực tại Việt Nam tối 26/5

Những điều cần biết để quan sát nguyệt thực tại Việt Nam tối 26/5

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất mà người Việt có thể quan sát trong năm 2021. Dưới đây là những lưu ý không nên bỏ qua để mỗi người quan sát có trải nghiệm tốt nhất.