Mặc dù chính phủ của các quốc gia châu Âu đã thắt chặt kiểm soát đối với các công ty Trung Quốc trong việc xây dựng mạng 5G sau áp lực ngoại giao từ chính quyền Washington, nhưng Telekom Austria không nhận thấy bất kỳ áp lực nào ở hầu hết các quốc gia châu Âu mà tập đoàn viễn thông này đang hoạt động.

{keywords}
Nhà mạng hàng đầu Áo xem xét sử dụng thiết bị 5G của Huawei và ZTE

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Giám đốc điều hành Alejandro Plater của Telekom Austria cho biết: “Đối với chúng tôi, điều quan trọng là phải có những thị trường mà ở đó chúng tôi sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc để kiểm tra hiệu suất của các mạng khác nhau trong thời gian thực”.

Ông nói, công nghệ của Trung Quốc không chỉ rẻ hơn mà còn cung cấp các tính năng tốt hơn so với đối tác châu Âu, khiến nó trở nên cạnh tranh.

Telekom Austria hiện có khoảng 25 triệu khách hàng ở nhiều quốc gia châu Âu như Áo, Bulgaria, Croatia, Belarus, Slovenia, Cộng hòa Serbia và Cộng hòa Bắc Macedonia.

Hiện tập đoàn viễn thông này đã sử dụng mạng truy cập vô tuyến từ các nhà cung cấp Trung Quốc ở Bulgaria và Bắc Macedonia cho mạng 4G và thiết bị của các nhà cung cấp châu Âu như Ericsson và Nokia ở các quốc gia như Áo.

Liên quan đến vấn đề này, ông Alejandro Plater cho rằng: “Chúng tôi cần nhiều sự lựa chọn hơn trong vấn đề thiết bị viễn thông, không thể chỉ có hai nhà cung cấp”.

Trong việc triển khai mạng 5G, chính phủ Bắc Macedonia đã thắt chặt các quy định liên quan đến an ninh quốc gia và đã kêu gọi các nhà khai thác thay thế dần các nhà cung cấp thiết bị “không đáng tin cậy”.

“Là một thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Bắc Macedonia sẽ điều chỉnh các tiêu chuẩn của các quốc gia thành viên khác của Liên minh về những vấn đề này”, đại diện chính phủ Bắc Macedonia cho biết.

Ngày 22/6 vừa qua, Tòa án Thụy Điển đã ra phán quyết duy trì lệnh cấm Huawei bán thiết bị 5G tại nước này, làm tiêu tan hy vọng của công ty viễn thông Trung Quốc về việc trở lại ở châu Âu.

Liên quan đến việc triển khai 5G ở các quốc gia châu Âu, Giám đốc điều hành Alejandro Plater của Telekom Austria cho biết: “Chúng tôi đã ra mắt dịch vụ 5G ở Áo, Bulgaria và chúng tôi chuẩn bị ra mắt 5G ở Slovenia; đối với các quốc gia khác, chúng tôi vẫn đang chờ đợi được cấp phép phổ tần số để triển khai”.

Sự chậm trễ trong việc đấu giá phổ tần số dành cho 5G là một trong những trở ngại chính cho việc triển khai dịch vụ 5G thương mại ở một số quốc gia trên khắp châu Âu.

Phan Văn Hòa (theo Reuters)

Châu Âu đang tụt hậu trong triển khai mạng 5G thương mại

Châu Âu đang tụt hậu trong triển khai mạng 5G thương mại

Theo một bài báo được xuất bản bởi Nhóm đại diện của hơn 50 công ty công nghiệp lớn nhất châu Âu (ERT) cho thấy, châu Âu đang chứng kiến “sự tụt hậu nghiêm trọng” trong việc triển khai mạng 5G thương mại.

Đức sẽ không hoàn toàn cấm Huawei tham gia mạng 5G

Đức sẽ không hoàn toàn cấm Huawei tham gia mạng 5G

Luật bảo mật CNTT mới do nội các của Thủ tướng Angela Merkel đề xuất giúp cơ quan an ninh nước này có thêm quyền lực để loại trừ các nhà cung cấp mà họ cho là có nguy cơ đe dọa hệ thống thông tin quan trọng của Đức.

Huawei chật vật giành quyền triển khai mạng 5G tại Anh

Huawei chật vật giành quyền triển khai mạng 5G tại Anh

Ngày 8/6, Huawei đã phát động một chiến dịch quan hệ công chúng lớn ở Vương quốc Anh nhằm thuyết phục các chính trị gia cũng như công chúng Anh rằng họ có thể tin tưởng để giúp xây dựng mạng 5G của đất nước này.

Ấn Độ không cho phép Huawei và ZTE tham gia thử nghiệm công nghệ 5G

Ấn Độ không cho phép Huawei và ZTE tham gia thử nghiệm công nghệ 5G

Mới đây, Bộ Viễn thông Ấn Độ (DoT) đã đồng ý cho phép các nhà khai thác di động như Reliance Jio, Bharti Airtel, Vodafone Idea và MTNL tiến hành thử nghiệm công nghệ 5G.