Tại Thái Nguyên, từ ngày 3/5 đến nay, nhằm hỗ trợ kịp thời việc truy vết, xác định địa điểm, lịch trình di chuyển các nguồn lây khi có các ca lây nhiễm trong cộng đồng, các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch.

Tuyên truyền, vận động người dân cài các ứng dụng VHD, NCOVI, Bluezone và khai báo bằng QR Code tại các địa điểm theo yêu cầu.

Các trung tâm y tế còn tổ chức khai báo y tế bằng QR Code ở những chốt kiểm soát liên ngành phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thái Nguyên. Cụ thể, trung tâm y tế tạo QR Code tại chốt kiểm soát và hướng dẫn người dân khai báo y tế qua ứng dụng smartphone khi đi qua chốt.

Để thuận lợi cho người dân khai báo y tế, các chốt kiểm soát dịch tại Thái Nguyên còn khởi tạo mã QR Code cho cả 3 ứng dụng VHD, NCOVI, Bluezone.

Bắc Ninh là một trong những địa phương đang là điểm nóng về dịch Covid-19 khi có số ca mắc Covid-19 chỉ xếp sau Hà Nội.

Để kịp thời phát hiện, ngăn chặn nguồn lây lan dịch, trong công văn hỏa tốc gửi các cơ quan, đơn vị ngày 8/5, UBND tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn, mỗi địa phương chuẩn bị các cơ sở cách ly tập trung cho 1.500 người, lắp camera để giám sát người được cách ly thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

{keywords}
Dữ liệu từ các camera lắp tại các chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 sẽ được truyền trực tiếp về Trung tâm dữ liệu thành phố thông minh tỉnh Bắc Ninh đặt tại Sở TT&TT (Ảnh minh họa)

UBND các huyện, thị xã, thành phố tại tỉnh Bắc Ninh còn được yêu cầu lắp hệ thống camera giám sát an ninh tại các chốt liên ngành kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, kết nối với lãnh đạo để kiểm soát hoạt động chặt chẽ, nghiêm túc.

Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh cũng giao Sở TT&TT chủ trì, phối hợp với các nhà mạng cập nhật chỉ đạo phòng chống dịch, thực hiện gửi tin nhắn về công tác phòng, chống dịch cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh thường xuyên, liên tục hàng ngày.

Việc tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 hiện đang được các Phòng Văn hóa thông tin, Đài Phát thanh các huyện, thị xã, thành phố và UBND cấp xã tại Bắc Ninh thực hiện thường xuyên trên hệ thống thông tin cơ sở, qua các loa truyền thanh xã, phường.

Trước đó, vào ngày 4/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Sở TT&TT triển khai bộ giải pháp được Bộ TT&TT nêu trong “Tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ giải pháp hỗ trợ phòng, chống và truy vết Covid-19 trong cộng đồng”, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) để được hướng dẫn triển khai các giải pháp công nghệ.

{keywords}
Khai báo y tế điện tử qua các ứng dụng di động VHD, NCOVI, Bluezone là biện pháp đang được triển khai tại nhiều địa phương (Ảnh: Trọng Đạt)

Đặc biệt, tại Hà Nội, địa phương đang có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất, từ trước đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đến nay, UBND thành phố đã liên tục có các chỉ đạo khẩn về công tác phòng chống Covid-19.

Liên quan đến việc triển khai giải pháp công nghệ, ngay từ 27/4, Thành phố đã yêu cầu tất cả các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức nghiêm việc khai báo y tế bằng mã QR Code, ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Đặc biệt, tất cả người dân khi quay trở về Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đều phải khai báo y tế trên tokhaiyte.vn hoặc khai báo y tế bằng mã QR Code, ứng dụng CNTT/khai báo trực tiếp với chính quyền địa phương nơi cư trú theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo Sở TT&TT Hà Nội, ngày 4/5 Sở này đã đề nghị các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone để phục vụ giám sát, truy vết tiếp xúc các ca nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.

Tính đến ngày 3/5, trên địa bàn Hà Nội đã có gần 3 triệu lượt tải và cài đặt ứng dụng trên smartphone, đạt tỷ lệ 33,83% số người dùng smartphone của thành phố.

Cùng với Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Kon Tum, Lâm Đồng... cũng đang triển khai áp dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19.

Để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa phương và cũng để người dân cả nước tuyệt đối không chủ quan, lơ là với dịch bệnh, từ ngày 23/4, Bộ TT&TT đã ban hành “Tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ giải pháp hỗ trợ phòng, chống và truy vết Covid-19 trong cộng đồng”.

Bộ giải pháp là sự kết hợp của các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, các giải pháp công nghệ, và các biện pháp hành chính của chính quyền, trong đó giải pháp công nghệ được đẩy mạnh.

{keywords}
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, tỉnh yêu cầu các địa điểm công cộng thường tập trung đông người phải thường xuyên tự đánh giá và cập nhật lên hệ thống an toàn Covid-19.

Các giải pháp công nghệ được Bộ TT&TT đề nghị các địa phương áp dụng để góp phần phát hiện sớm, khoanh vùng dịch hiệu quả gồm có: ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone, ứng dụng khai báo y tế cho người nhập cảnh VHD, ứng dụng quản lý tờ khai y tế tự nguyện NCOVI, hệ thống ghi nhận việc đến/đi tại các địa điểm công cộng (mã QR Code) và hệ thống bản đồ chống dịch - An toàn Covid-19. 

Theo số liệu của Bộ Y tế, từ 27/4 đến 6 giờ ngày 9/5, Việt Nam đã ghi nhận 256 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tại 24 tỉnh, thành phố liên quan tới nhiều ổ dịch. Hà Nội đang là khu vực ghi nhận số ca mắc Covid-19 nhiều nhất trong 23 tỉnh, thành xuất hiện có dịch kể từ ngày 29/4 đến nay. Đến sáng 9/5, Hà Nội đã ghi nhận tổng số hơn 100 ca mắc Covid-19, tập trung chủ yếu ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (61 ca), Bệnh viện K (11 ca)… và rải rác ở nhiều quận, huyện. Tiếp đó là ổ dịch tại Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Hà Nam, Hưng Yên...Nhập nội dung trong khung nền đỏ

 Ngọc Minh

8 'vũ khí' công nghệ thông tin phòng chống dịch Covid-19 đắc lực

8 'vũ khí' công nghệ thông tin phòng chống dịch Covid-19 đắc lực

Công nghệ không thể đẩy lùi đại dịch, tuy nhiên, nó có thể hỗ trợ ngăn chặn dịch bệnh lây lan, giáo dục, cảnh báo, trao quyền và giảm đáng kể thiệt hại.