Dự thảo Thông tư quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng (ATTT) đang được Bộ TT&TT lấy ý kiến rộng rãi trên Cổng thông tin điện tử Bộ từ ngày 25/10 - 25/12/2016.

Danh mục sản phẩm phải có giấy phép nhập khẩu được quy định kèm theo Thông tư, song chỉ áp dụng đối với sản phẩm hoàn chỉnh, không áp dụng đối với linh kiện hoặc phụ kiện của sản phẩm. 

{keywords}
Nhiều sản phẩm ATTT mạng sẽ phải có giấy phép nhập khẩu

Các sản phẩm này bao gồm: 1. Sản phẩm kiểm tra, đánh giá ATTT mạng (gồm thiết bị phần cứng, phần mềm có chức năng rà quét, kiểm tra, phân tích cấu hình, hiện trạng, dữ liệu nhật ký của hệ thống thông tin, phát hiện lỗ hổng, điểm yếu, đưa ra đánh giá rủi ro an toàn thông tin) sử dụng cho máy tính cá nhân, thiết bị cầm tay, phần mềm ứng dụng CNTT, hệ thống thông tin, hệ thống mạng hữu tuyến và vô tuyến; 2. Sản phẩm giám sát ATTT mạng (thiết bị phần cứng, phần mềm có chức năng giám sát, phân tích dữ liệu truyền trên hệ thống, thu thập, phân tích dữ liệu nhật ký, phát hiện và đưa ra cảnh báo sự kiện bất thường..) dùng để giám sát truy cập dữ liệu trên máy tính cá nhân, thiết bị cầm tay, mạng hữu tuyến và vô tuyến; 3. Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập...

Giấy phép nhập khẩu được sử dụng để nhập khẩu lô hàng xác định trên giấy phép, có hiệu lực cho đến lúc lô hàng đó được thông quan hoàn toàn, không vượt số lượng ghi trong giấy phép nhập khẩu và trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy hoặc Hợp đồng thương mại.

Cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm ATTT mạng là Cục An toàn thông tin, thuộc Bộ TT&TT. Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép nhập khẩu trực tiếp tới Cục, hoặc qua đường bưu chính và nộp trực tuyến. Riêng với hình thức nộp trực tuyến, Cục sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi triển khai áp dụng cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến.

Cục ATTT sẽ kiểm tra và thông báo cho doanh nghiệp về tính hợp lệ của hồ sơ sau 3 ngày làm việc, kể từ lúc nhận hồ sơ. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, nếu thiếu thông tin, Cục An toàn thông tin sẽ gửi thông báo cho doanh nghiệp, yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi Cục gửi thông báo, nếu doanh nghiệp nhập khẩu không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thì Cục sẽ ra văn bản từ chối cấp giấy phép nhập khẩu.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục sẽ xem xét và cấp giấy phép nhập khẩu cho DN. Trường hợp từ chối cấp phép, Cục phải thông báo bằng văn bản cho DN và nêu rõ lý do.

Trường hợp có sự thay đổi về số lượng, chủng loại sản phẩm ATTT nhập khẩu hay thay đổi tên đơn vị nhập khẩu, bán sản phẩm, doanh nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép nhập khẩu.

Doanh nghiệp nhập khẩu có nghĩa vụ nộp lệ phí cấp, thay đổi nội dung, cấp lại hoặc gia hạn giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

T.C