Bởi đặc thù thi đấu trên môi trường số, các tuyển thủ eSports khiến người hâm mộ hiểu nhầm về khả năng bị chấn thương. Thực tế, thi đấu trong môi trường thể thao điện tử càng dễ gặp phải những chấn thương tinh thần lẫn chấn thương vật lý.

Theo bệnh viện Esports Healthcare, tuyển thủ eSports có thể phải đối mặt với 17 loại chấn thương vật lý khác nhau, bao gồm các bệnh về mắt, lưng, chân tay, đau đầu… Một số tuyển thủ nổi tiếng sau đây đã bị chấn thương hành hạ nhiều năm trước khi phải tuyên bố giải nghệ và giã từ giấc mơ vô địch. 

Uzi

Xạ thủ quốc dân Jian ‘Uzi’ Zi-Hao (Giản Tự Hào, SN 1997) bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp từ năm 2012 và vừa giải nghệ năm 2020 sau khi bị những chấn thương liên miên hành hạ trong suốt những năm thi đấu đỉnh cao. Ở những năm cuối sự nghiệp, Uzi được bác sĩ kết luận đôi tay của anh đã bị lão hóa như người 40 - 50 tuổi. Trong thư giải nghệ, Uzi thừa nhận anh đã bị mắc bệnh tiểu đường do áp lực thi đấu, sinh hoạt không điều độ, thức khuya và ăn đồ dầu mỡ.

Những chấn thương kinh hoàng khiến các tuyển thủ eSports phải giải nghệ
Uzi trong một đoạn video giải thích cho người hâm mộ về tình trạng sức khỏe của bản thân

Thời hoàng kim, Uzi được mệnh danh là vua về nhì do tuyển thủ này thường xuyên về nhì ở các giải đấu cấp độ quốc gia và thế giới. Tuy nhiên, ở những năm cuối sự nghiệp, Uzi cùng các đồng đội ở đội tuyển RNG đã có được một chiếc cúp thế giới MSI 2018 và LPL Mùa Hè 2018.

Wolf

Lee ‘Wolf’ Jae-wan (SN 1996) giữ vị trí hỗ trợ trong đội hình huyền thoại SKT T1 với hai chức vô địch thế giới, 4 lần vô địch LCK Hàn Quốc cùng hai danh hiệu MSI. Tuy nhiên, tuyển thủ này cũng phải nói lời giã từ sự nghiệp thi đấu đỉnh cao vào năm 2019 sau nhiều năm vật lộn với chứng bệnh trầm cảm. Ở buổi phỏng vấn sau giải nghệ, Wolf chia sẻ bản thân thực tế mắc bốn chứng bệnh gồm trầm cảm, rối loạn lo lâu, rối loạn thích ứng và rối loạn hoảng sợ do phải chịu áp lực trong nhiều năm thi đấu đỉnh cao cho SKT T1 (hiện nay là T1). 

Những chấn thương kinh hoàng khiến các tuyển thủ eSports phải giải nghệ
Wolf thời đỉnh cao thi đấu cho nhà vô địch thế giới SKT T1 chịu rất nhiều áp lực từ người hâm mộ.

Tình trạng này ban đầu chỉ là cảm thấy buồn nôn trước và sau mỗi trận đấu, nhưng sau khi thăm khám và được kết luận rối loạn cưỡng chế mức độ nhẹ, Wolf đã phải nghỉ thi đấu một thời gian vào cuối năm 2017 để hồi phục. Song quá trình hồi phục không thành buộc Wolf phải chuyển ra nước ngoài đến một môi trường ít áp lực thi đấu hơn nhằm hy vọng tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. Dù vậy, cuối cùng Wolf vẫn buộc phải tuyên bố giải nghệ vào năm 2019 sau 8 năm thi đấu chuyên nghiệp để trở thành một streamer.

Hai

Tuyển thủ gốc Việt Hai ‘Hai’ Du Lam (Lâm Du Hải, SN 1992) được xem là ngôi sao sáng của giải LCS Bắc Mỹ, người hai lần đưa đội tuyển Cloud9 đến với chức vô địch LCS và ba lần đi Chung Kết Thế Giới. Anh từng bị tràn khí màng phổi dẫn tới phải phẫu thuật cắt bỏ một phần lá phổi vào năm 2014. Trong suốt những năm tháng thi đấu đỉnh cao sau đó, Hai thường xuyên phải nghỉ thi đấu gián đoạn nhiều lần, chủ yếu là do chấn thương cổ tay hành hạ. 

Những chấn thương kinh hoàng khiến các tuyển thủ eSports phải giải nghệ
Hình ảnh gắn liền với Hai là miếng bảo vệ cổ tay trông khá ngầu được anh đeo từ năm 2015 cho đến khi giải nghệ.

Điều này khiến anh phải đeo một miếng bảo vệ cổ tay đặc biệt suốt giai đoạn thi đấu và nhiều lần đã phải tuyên bố giải nghệ rồi quay lại. Cuối cùng, Hai chính thức giải nghệ vào năm 2019 để tập trung cho việc quản lý đội tuyển bán chuyên Radiance.

PawN

Ngôi sao đường giữa Heo ‘PawN’ Won-seok (SN 1997) từng được xem là kỳ phùng địch thủ một thời của Quỷ vương Faker, với đỉnh cao là chức vô địch thế giới năm 2014. Tuy nhiên, cũng từ đây PawN bắt đầu gặp vấn đề về lưng và vẫn cố gắng thi đấu. Kết quả của sự cố sức này khiến phong độ của PawN ngày càng giảm sút trong khi chấn thương lưng ngày một nặng thêm. 

Những chấn thương kinh hoàng khiến các tuyển thủ eSports phải giải nghệ
Vật bất ly thân của PawN hồi còn thi đấu là... chiếc thước kẻ, để căn đo khoảng cách các thiết bị thi đấu do anh bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Năm 2019, PawN đành nói lời chia tay người hâm mộ vì lý do bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, một căn bệnh khiến PawN không thể tiếp tục thi đấu đỉnh cao. Sau một thời gian nghỉ ngơi dưỡng bệnh, khi được người hâm mộ hỏi về kế hoạch trở lại, PawN cho biết vẫn cần thêm thời gian để giảm cân, chữa thoát vị đĩa đệm và tổn thương cột sống để có đủ sức khỏe phục vụ… nghĩa vụ quân sự.

Phương Nguyễn

Hoàng Thịnh thành “thợ săn ống đồng” nổi trên Wiki sau pha bóng ác ý với Hùng Dũng

Hoàng Thịnh thành “thợ săn ống đồng” nổi trên Wiki sau pha bóng ác ý với Hùng Dũng

Đây là cách trút giận của người hâm mộ bóng đá với cầu thủ này khi nhận thông tin Hùng Dũng gãy đôi xương ống đồng và phải mất 1 năm điều trị.