vat dung lam cham ket noi wifi anh 1

Di chuyển đèn, điện thoại cố định hoặc các thiết bị khác ra xa router Wi-Fi sẽ giúp kết nối được tốt hơn. Sóng điện từ được sử dụng để phát Wi-Fi trong căn nhà. Bộ định tuyến gửi tín hiệu đến thiết bị để kết nối Internet, nhưng nó có thể bị ảnh hưởng bởi các loại sóng khác. Ảnh: Getty.

vat dung lam cham ket noi wifi anh 2

Các đồ dùng như tủ lạnh, đèn bàn cũng phát ra sóng điện từ và phần nào đó cản trở tín hiệu Wi-Fi. Khi đặt các vật dụng này ở gần router sẽ làm chậm đi tốc độ kết nối Internet của người dùng. Ảnh: Getty.

vat dung lam cham ket noi wifi anh 3

Một trong những tác nhân lớn nhất làm suy giảm sóng Wi-Fi là lò vi sóng. Loại thiết bị này có thể làm ngắt kết nối Wi-Fi tạm thời khi đang hoạt động vì dùng chung tần số khoảng 2,4 Ghz với router. Ảnh: Getty.

vat dung lam cham ket noi wifi anh 4

“Lò vi sóng làm giảm tín hiệu Wi-Fi, vì vậy đừng sử dụng đồ dùng này khi đang gọi video, xem phim hay làm gì đó quan trọng”, Cơ quan Giám sát Viễn thông Anh Ofcom cho biết. Ảnh: Getty.

vat dung lam cham ket noi wifi anh 5

Bể cá cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiễu tín hiệu Wi-Fi. Vì nước là chất hấp thụ tín hiệu bức xạ rất tốt. Do vậy, sẽ có một vùng sóng Wi-Fi bị yếu xung quanh bể cá trong căn nhà. Ảnh: Getty.

vat dung lam cham ket noi wifi anh 6

May mắn là sóng Wi-Fi sẽ không ảnh hưởng gì đến cá bên trong bể nhưng tín hiệu những cuộc gọi trực tuyến của người dùng có thể sẽ không ổn định. Nếu router Wi-Fi được đặt quá gần bể cá, hãy cân nhắc về việc di chuyển một trong hai đến nơi khác. Ảnh: Getty.

vat dung lam cham ket noi wifi anh 7

Theo Cơ quan Giám sát Viễn thông Anh Ofcom, từ trường phát ra từ đèn nháy có thể gây nhiễu sóng Wi-Fi. Chính những sợi dây được quấn vào nhau trên các dây đèn trang trí khiến từ trường sản sinh lớn hơn. Ảnh: Wired.

vat dung lam cham ket noi wifi anh 8

Những dây đèn trang trí còn được tích hợp bộ điều khiển để nhấp nháy theo nhịp. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến kết nối Wi-Fi. Theo các chuyên gia, loại đèn này có thể làm giảm đến 25% hiệu suất của đường truyền Wi-Fi. Ảnh: Getty.

(Theo Zing)

“Thiết bị chống bức xạ Wi-Fi” hoàn toàn vô dụng, đừng mua

“Thiết bị chống bức xạ Wi-Fi” hoàn toàn vô dụng, đừng mua

Wi-Fi sử dụng sóng vô tuyến, một dạng của bức xạ. Mặc cho những lời quảng cáo quá đà, bạn hoàn toàn không cần đến một tấm chắn bức xạ điện từ (EMF) hay còn gọi là tấm “bọc Wi-Fi”, “thiết bị chống bức xạ Wi-Fi”.