Nhung kinh vien vong duoc nhan loai cho don anh 1

Kính viễn vọng 30 m (Thirty Meter Telescope) được đặt tên theo đường kính mặt gương rộng 30 m, cho phép thu thập nhiều ánh sáng từ các vật thể trong vũ trụ. Dự kiến hoạt động từ 2027, Kính viễn vọng 30 m có thể chụp ảnh rõ nét hơn 12 lần so với Hubble, kính viễn vọng đã quan sát vũ trụ suốt hơn 30 năm. Ảnh: TMT International Observatory.

Nhung kinh vien vong duoc nhan loai cho don anh 2

Theo Gizmodo, Kính viễn vọng 30 m cho phép các nhà khoa học quan sát những tia sáng đầu tiên, tính chất vật lý của vũ trụ sơ khai để tìm hiểu rõ hơn về vật chất tối. Những cuộc biểu tình tại Hawaii khiến quá trình xây dựng kính viễn vọng gặp khó khăn, tuy nhiên nhiều khả năng thiết bị vẫn hoàn tất và vận hành ở địa điểm này. Ảnh: TMT International Observatory.

Nhung kinh vien vong duoc nhan loai cho don anh 3

Kính viễn vọng cực lớn (Extremely Large Telescope) của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam (ESO) mới bắt đầu xây dựng từ năm 2017, dự kiến trở thành kính viễn vọng quang học, quan sát tia hồng ngoại gần lớn nhất thế giới, vượt qua Kính viễn vọng rất lớn (Very Large Telescope) được ESO vận hành từ năm 1998. Ảnh: ESO.

Nhung kinh vien vong duoc nhan loai cho don anh 4

Đường kính mặt gương của Kính viễn vọng cực lớn rộng 39 m, có thể thu nhận lượng ánh sáng gấp 100 triệu lần mắt người. Mục tiêu của kính này gồm quan sát, phân tích khả năng có sự sống của các ngoại hành tinh, nghiên cứu lỗ đen, sự tiến hóa của thiên hà và giai đoạn đầu của vũ trụ. Kính viễn vọng dự kiến vận hành từ năm 2027. Ảnh: ESO.

Nhung kinh vien vong duoc nhan loai cho don anh 5

Kính viễn vọng James Webb (Webb Space Telescope) được phóng từ cuối năm 2021, đang trong các giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trước khi chính thức vận hành vào cuối năm nay. Là kính viễn vọng mạnh nhất hiện nay của NASA, James Webb có thể quan sát bên trong bầu khí quyển của các ngoại hành tinh, thu thập dữ liệu một số thiên hà thông qua ánh sáng hồng ngoại mà mắt người không thể nhìn thấy. Ảnh: NASA.

Nhung kinh vien vong duoc nhan loai cho don anh 6

James Webb sẽ phân tích mọi giai đoạn của lịch sử vũ trụ, gồm những tia sáng đầu tiên sau vụ nổ lớn (Big Bang), sự hình thành của thiên hà, ngôi sao và hành tinh. Sức mạnh của kính viễn vọng có thể giải đáp thắc mắc về cách những thiên hà đầu tiên hình thành cách đây 13,5 tỷ năm. Điều đó giúp nhà khoa học phân tích sự hình thành của thiên hà sơ khai, tìm ra những ngoại hành tinh có thể có sự sống. Ảnh: NASA.

Nhung kinh vien vong duoc nhan loai cho don anh 7

Kính viễn vọng Magellan Khổng lồ (Giant Magellan Telescope) đặt tại hoang mạc Atacama (Chile), một trong những địa điểm lý tưởng để quan sát vũ trụ. Khi hoạt động, kính sẽ dùng 7 mặt gương với bề ngang 8,2 m để quan sát ánh sáng hồng ngoại gần. Theo website của Giant Magellan, sức năng quan sát của kính này mạnh gấp 4 lần James Webb và 10 lần so với Hubble. Ảnh: Giant Magellan Telescope.

Nhung kinh vien vong duoc nhan loai cho don anh 8

Những công cụ của Giant Magellan giúp nghiên cứu các ngoại hành tinh và cấu trúc sinh học trong bầu khí quyển của chúng. Ngoài ra, kính viễn vọng còn giúp quan sát quá trình tiến hóa của thiên hà, sóng hấp dẫn và vật thể dễ nhìn thấy trong vùng cận hồng ngoại, bao gồm các hệ hành tinh. Theo Smithsonian, kính viễn vọng dự kiến hoạt động từ năm 2029. Ảnh: Giant Magellan Telescope.

Nhung kinh vien vong duoc nhan loai cho don anh 9

Kính viễn vọng Khảo sát Simonyi (Simonyi Survey Telescope) thuộc Đài quan sát Vera C. Rubin, nằm trong chương trình Khảo sát Di sản Không gian và Thời gian (Legacy Survey of Space and Time – LSST). Kính này trang bị camera kỹ thuật số lớn nhất từng được chế tạo với độ phân giải 3,2 tỷ pixel, có thể thu thập 15 TB dữ liệu về độ sáng, vị trí, hình dạng và màu sắc các vật thể trên trời vào ban đêm. Ảnh: Universe Today.

Nhung kinh vien vong duoc nhan loai cho don anh 10

Từ dữ liệu trên, các nhà khoa học có thể tạo ra đoạn phim về chuyển động vũ trụ ở độ phân giải cực cao. Trong khi các kính viễn vọng khác tập trung vào các vật cụ thể trên bầu trời, Simonyi sẽ ghi lại mọi thứ, tạo ra bối cảnh không gian cho hoạt động của những kính viễn vọng khác. Ảnh: Bruno C. Quint.

(Theo Zing)

Tại sao ở trong môi trường chân không ngoài vũ trụ, các phi hành gia vẫn có thể gọi điện thoại?

Tại sao ở trong môi trường chân không ngoài vũ trụ, các phi hành gia vẫn có thể gọi điện thoại?

Ở trạng thái chân không, tất nhiên chúng ta sẽ không thể thở được chứ đừng nói đến việc nghe và gọi điện thoại. Tuy nhiên khi ở bên ngoài vũ trụ, mọi thứ sẽ khác.