{keywords}
(Ảnh: Pen News)

Các nhà nghiên cứu cho biết, phụ huynh gặp stress về việc nhà thường lên mạng xã hội để giải tỏa, song nó lại có tác dụng ngược, khiến họ cằn nhằn và la hét nhiều hơn. Chuyên gia khảo sát 549 người trưởng thành có ít nhất 2 con trong độ tuổi từ 5 tới 19 về thói quen dùng mạng xã hội, sức khỏe tinh thần và phương pháp nuôi dạy con cái.

Nghiên cứu tiết lộ càng dùng mạng xã hội nhiều, bỏ quên thời gian cho gia đình, bố mẹ càng trở nên tệ hơn. Những hành vi tiêu cực như la mắng, cằn nhằn có xu hướng tăng lên khi công nghệ can thiệp vào các tương tác giữa các thành viên trong nhà.

Một vòng luẩn quẩn tạo ra khi cha mẹ càng căng thẳng, họ càng dùng điện thoại nhiều hơn để “xả stress”. Dù vậy, không phải mọi hành vi sử dụng mạng xã hội đều tiêu cực. Nó có thể làm giảm sự trầm cảm và lo lắng nhờ duy trì tình bạn với người khác. Nó cũng dẫn đến phương pháp nuôi dạy tích cực như lắng nghe ý kiến của con, nói về những điều tốt mà con làm được.

Jasmine Zhang, tác giả báo cáo, trả lời trên tạp chí Computers in Human Behaviour: “Không chỉ có trẻ em thường dùng điện thoại. Phụ huynh dùng mạng xã hội vì nhiều lý do và các hành vi của họ sẽ tác động đến con cái”.

Nghiên cứu được thực hiện tại thời kỳ đầu dịch Covid-19.

Theo Dillon Drowne, đồng nghiệp của bà Zhang, trong tương lai, xem xét các sắc thái của truyền thông xã hội là điều quan trọng vì một số hành vi liên quan đến hạnh phúc và đau khổ.

Năm 2018, một khảo sát của Common Sense Media chỉ ra 46% cha mẹ nghiện smartphone. Công ty xem xét tình trạng nghiện màn hình của trẻ 13 – 17 tuổi và phụ huynh của chúng tại Anh. Theo đó, một nửa trẻ vị thành niên và phụ huynh thừa nhận họ bị điện thoại làm phân tâm ít nhất ngày 1 lần. Thời gian sử dụng thiết bị là nguồn cơn gây tranh cãi phổ biến thứ ba giữa họ.

Du Lam (Theo Daily Mail)

Mẹ đơn thân bị đuổi việc vì TikTok

Mẹ đơn thân bị đuổi việc vì TikTok

Một nữ giáo viên cho biết đồng nghiệp đã báo cáo một video TikTok của mình cho lãnh đạo, dẫn tới quyết định sa thải.