Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT), Bộ TT&TT và Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Bộ KH&ĐT vừa diễn ra tại Hà Nội vào chiều ngày 18/5. Đây là một hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

{keywords}
Đại diện lãnh đạo PTIT và NIC ký kết thỏa thuận hợp tác.

Chia sẻ tại lễ ký kết, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hoài Bắc, Giám đốc PTIT cho biết Học viện có số sinh viên, học viên theo học các ngành công nghệ, ICT đông với 2 cơ sở đào tạo tại Hà Nội, TP.HCM cùng 3 viện nghiên cứu lớn. Hiện nhà trường có 13 ngành đào tạo, trong đó 2/3 liên quan đến công nghệ. Bên cạnh đó, Học viện đã hợp tác lâu dài với nhiều doanh nghiệp ICT lớn như Samsung, Qualcomm, Ericsson, Motorola, Naver… Ngay trong Hội đồng nhà trường cũng có các thành viên là lãnh đạo 3 doanh nghiệp công nghệ lớn Viettel, VNPT, CMC.  

Nhấn mạnh khoa học công nghệ bắt đầu từ đổi mới sáng tạo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hoài Bắc tin tưởng rằng hợp tác cùng NIC, Học viện với đội ngũ sinh viên năng động, cán bộ giảng viên trẻ được đào tạo bài bản sẽ góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp mạnh mẽ hơn.

{keywords}
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hoài Bắc, Giám đốc PTIT cho biết, ngay sau lễ ký, các hoạt động hợp tác sẽ được 2 đơn vị phối hợp triển khai.

Theo ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc NIC, Trung tâm đã nhận được sự quan tâm lớn của Chính phủ khi là đơn vị duy nhất của quốc gia được thành lập để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, một nhiệm vụ quan trọng của NIC là phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Ông Vũ Quốc Huy cũng cho rằng hợp tác với Học viện sẽ là mô hình điển hình để tiến tới mở rộng với nhiều đơn vị khác nhằm hợp lực thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Theo thỏa thuận hợp tác, PTIT và NIC cùng phối hợp triển khai các chương trình, hoạt động để phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. NIC sẽ kết nối PTIT với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam để khai thác trí tuệ của các nhà khoa học, chuyên gia, trí thức người Việt đang học tập và làm việc ở nước ngoài nhằm tạo mối liên kết, hỗ trợ các dự án, nhiệm vụ cụ thể mà PTIT quan tâm.

Hai bên sẽ xây dựng cơ chế hoạt động hợp tác giữa PTIT, NIC và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của NIC để hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, giải quyết các vấn đề công nghệ, tư vấn phát triển thị trường sản phẩm mà doanh nghiệp quan tâm và tư vấn về pháp lý, quản trị doanh nghiệp.

Đồng thời, hai bên hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ, thu hút vốn đầu tư và thương mại hóa sản phẩm; cùng khai thác, sử dụng không gian làm việc chung, khu đào tạo, tập huấn, không gian trình diễn, triển lãm, phòng thí nghiệm...

Ngoài ra, sẽ giới thiệu, đề xuất các ý tưởng đổi mới sáng tạo, sản phẩm nghiên cứu phát triển để tổ chức vườn ươm tạo trên cơ sở khai thác nguồn lực của hai đơn vị như cơ sở hạ tầng, cơ chế hỗ trợ, vốn đầu tư, tư vấn và đào tạo, thúc đẩy chuyển đổi số các doanh nghiệp và địa phương...

{keywords}
PTIT và NIC sẽ phối hợp tìm kiếm cơ hội tài trợ cho các nghiên cứu khoa học và sáng tạo của sinh viên Học viện. (Ảnh minh họa)

Với nội dung phát triển nguồn nhân lực, PTIT và NIC thống nhất sẽ tìm kiếm cơ hội tài trợ từ các tổ chức, cá nhân dành cho các nghiên cứu khoa học và sáng tạo của sinh viên Học viện.

Hai bên ưu tiên hỗ trợ các đơn vị, cán bộ và đối tác tham gia các chương trình, dự án hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; cùng xây dựng, tổ chức chương trình, giáo trình đào tạo cho giảng viên của PTIT và một số trường đại học, cao đẳng, phổ thông có nhu cầu. Tổ chức những khóa đào tạo và trải nghiệm về các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; triển khai các chương trình học bổng, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ do các đối tác của NIC tài trợ.

Vân Anh

Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đã qua giai đoạn phát triển về số lượng

Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đã qua giai đoạn phát triển về số lượng

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam đã qua giai đoạn phát triển về số lượng và đang đi vào giai đoạn phát triển trọng yếu, cần sự đầu tư theo chiều sâu.